Nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 150 - 154)

3.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển cây dược liệu theo hướng bền

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển theo hướng bền vững

vững cây dược liệu tại tỉnh Lào Cai

3.4.3.1. Nguyên nhân liên quan đến chính sách

Mặc dù trong thời gian qua tỉnh Lào Cai đã có nhiều chính sách nhằm phát triển cây dược liệu, tỉnh đã đề ra quy hoạch chi tiết dược liệu tuy nhiên vẫn cịn những bất cập sau:

- Chưa có các cơ chế chính sách khuyến khích sự tham gia của các cơng ty dược liệu - Chưa có chính sách riêng cho bảo tồn và duy trì cây dược liệu tự nhiên

- Chưa có chính sách khuyến khích các tổ chức, cơng ty đầu tư sản xuất giống, gieo trồng cũng như chế biến dược liệu.

- Chưa có các chế tài đủ mạnh trong việc quản lý khai thác, thu mua của người dân và thương lái; quản lý thị trường dược liệu.

- Chưa có chính sách đủ mạnh để thúc đẩy việc đầu tư nghiên cứu cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc khai thác, bảo quản, chế biến, sản xuất giống, kỹ thuật gieo trồng để đảm bảo chất lượng sản phẩm dược liệu. Bên cạnh đó, việc triển khai và thực hiện các văn bản pháp luật của Chính phủ, của địa phương đối với các hộ trồng dược liệu còn nhiều hạn chế do chưa có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các sở, các cơ quan quản lý chức năng có liên quan, thiếu kinh phí, thiếu đội ngũ cán bộ có đủ trình độ.

Nguồn vốn cịn hạn chế, kinh phí đầu tư cho hoạt động quản lý sản xuất cà phê và bảo vệ nguồn tài nguyên còn hạn chế.

3.4.3.2. Nguyên nhân liên quan năng lực của chủ thể sản xuất và kinh doanh cây dược liệu

So với mặt bằng chung trong cả nước thì Lào Cai vẫn là một tỉnh nghèo với 77,15% dân số sinh sống ở nông thôn. Tỷ lệ hộ nghèo của Lào Cai chiếm 21,81% tổng số hộ. Đa phần dân số của Lào Cai là người dân tộc thiểu số như: Mông, Tày, Nùng, Phù Lá… trình độ lao động thấp, hạn chế khả năng tiếp thu kỹ thuật canh tác, có tập quán canh tác là phát nương làm rẫy dẫn tới làm suy giảm diện tích rừng tự nhiên, phá hủy môi trường sống của nhiều loại cây dược liệu, chỉ quan tâm tới lợi ích trước mắt nên dễ bị các thương lái lôi kéo để thu hái tận diệt nhiều loài cây dược liệu quý hiếm.

Lực lượng lao động cịn thiếu, trình độ lao động còn nhiều hạn chế, việc tiếp thu kỹ thuật mới (về trồng trọt và thu hái sản phẩm) khơng đồng đều nên khó khăn cho việc mở rộng phát triển các cây trồng mới cũng như chất lượng dược liệu và hiệu quả kinh tế chưa được tương xứng.

3.4.3.3. Nguyên nhân liên quan liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dược liệu

Việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu tại tỉnh Lào Cai còn rất yếu. Hiện nay, cả tỉnh chỉ có một hiệp thội thảo quả, tuy nhiên hoạt động của hiệp hội này còn hạn chế và khơng rõ nét. Bên cạnh đó việc tham gia của các doanh nghiệp vào sản xuất dược liệu còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất của tỉnh do đó quy mơ sản xuất cây dược liệu chưa lớn. Chưa có các hình thức liên kết hiệu quả giữa các hộ nông dân trồng cây dược liệu với các cơ sở tiêu thụ dược liệu như các cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT, dẫn đến đầu ra cho cây dược liệu còn bấp bênh.

3.4.3.4. Nguyên nhân về thị trường đầu ra

Như trên đã phân tích, thị trường đầu ra đối với cây dược liệu bao gồm nguyên liệu cho ngành hóa dược và y học cổ truyền. Tuy nhiên tại Việt Nam, cả 02 thị trường này đều chưa phát triển mạnh. Do các yếu kém về mặt khoa học kỹ thuật, nên ngành hóa dược của Việt nam cịn nhiều hạn chế, kỹ thuật bào chế, chiết xuất cịn thơ sơ, chủ yếu nhập khẩu hóa dược. Vì vậy ngành hóa dược chưa thể sử dụng hết nguồn tài nguyên dược liệu trong nước, dẫn đến việc phải tìm thị trường xuất khẩu cho cây dược liệu. Tuy nhiên, các cây dược liệu quý lại bị xuất lậu tràn lan qua thương lái. Nền y học cổ truyền của Việt nam đã có từ lâu đời, tuy nhiên hiện nay Việt nam chưa xây dựng được kho tàng tri thức bản địa về các phương thuốc chữa bệnh YHCT. Mặt khác việc quản lý chất lượng khám chữa bệnh bằng YHCT còn lỏng lẻo dẫn đến việc khám chữa bệnh bằng YHCT còn tự phát, tràn lan, theo kinh nghiệm. Nhiều bài thuốc hay chưa được chuẩn hóa để trở thành hàng hóa, do đó thị trường YHCT chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, dẫn đến hạn chế đầu ra cho cây dược liệu.

3.4.3.5. Nguyên nhân liên quan đến quản lý cây dược liệu

Qua thực tế khảo sát, tại tỉnh Lào cai chưa hình thành mơ hình quản lý và khai thác cây dược liệu hiệu quả. Hiện nay cây dược liệu được trồng tự phát bởi các hộ dân. Tại các vùng dược liệu, có sự giám sát của công ty và khuyến nông. Tuy nhiên việc quản lý dựa vào cộng đồng dân cư chưa được thực hiện, chưa có quy định rõ ràng, dẫn đến việc quản lý và chia sẻ lợi ích từ việc canh tác cây dươc liệu tại Lào Cai chưa cao.

Tiểu kết chương 3

Trọng tâm của chương 3 là phân tích thực trạng phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững tại tỉnh Lào Cai. Kết qủa nghiên cứu của luận án chỉ ra rằng trên khía cạnh các tiêu chí PTTHBV: Thứ nhất, cây dược liệu tại tỉnh Lào Cai được đánh giá có tính bền vững về mặt kinh tế. Tuy nhiên để tiếp tục phát triển được tính bền vững này của cây dược liệu, nhất thiết cần phải có sự bền vững về đầu ra, mà điều này hiện nay tỉnh Lào Cai chưa làm được. Mặc dù thị trường đầu ra của cây dược liệu rất tiềm năng nhưng để phát triển thị trường tiêu thụ một cách bền vững là rất khó khăn do trình độ sản xuất và bào chế thuốc cũng như thực phẩm chức năng của ngành cơng nghiệp hóa dược chưa cao, mức tiêu thụ cây dược liệu trong YHCT còn thấp, quản lý chất lượng và thông tin thị trường chưa tốt, việc xây dựng thương hiệu dược liệu riêng cho Lào Cai và hình thành các hiệp hội hầu như chưa có, dẫn đến sức cạnh tranh của cây dược liệu cũng như các sản phẩm chế biến từ cây dược liệu kém. Thứ hai, kết quả luận án

cũng chỉ ra rằng so với cây ngơ và cây lúa, cây dược liệu có sự lan tỏa tích cực hơn về mặt mơi trường, tuy nhiên để duy trì sự lan tỏa này một cách lâu dài, nhất thiết cần phải tăng cường việc áp dụng các tiêu chuẩn canh tác dược liệu sạch như GACP hay tiêu chuẩn thu hái bền vững Fairwild đối với dược liệu tự nhiên. Thứ ba, về mặt duy trì, bảo tồn và mở rộng cây dược liệu, mặc dù đã đạt được một số kết quả ban đầu tuy nhiên chưa đảm bảo tính bền vững do tỉnh chưa quản lý được thực trạng thu hái tràn lan và tận gốc đối với nhiều loài dược liệu, trong đó có rất nhiều loại dược liệu quý hiếm. Bên cạnh đó, hiệu quả bảo tồn ở các khu bảo tồn chưa cao do nhiều khó khăn về vốn, công nghệ. Tỉnh Lào Cai hiện nay cũng chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu để theo dõi trữ lượng các loại cây dược liệu theo từng khu vực sinh sống, do đó gây khó khăn cho việc kiểm soát nguồn cây dược liệu tự nhiên. Việt Nam nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng cũng chưa xây dựng được ngân hàng gen giống cho cây dược liệu, đặc biệt là đối với những loài dược liệu quý hiệm thuộc danh mục sách đỏ của Việt nam và thế giới. Thứ tư, dưới giác độ xã hội, cây dược liệu góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm. Tuy nhiên để đảm bảo tính bền vững về mặt xã hội, nhất thiết cây dược liệu phải duy trì được tính bền vững về mặt kinh tế, mà điều này phụ thuộc rất lớn vào tính bền vững về thị trường đầu ra của cây dược liệu.

Xét về khía cạnh các nhân tố tác động, kết quả luận án chỉ ra rằng việc áp dụng GACP và tham gia đào tạo là các nhân tố có tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất của cây dược liệu cũng như tăng cường sự lan tỏa tích cực đến mơi trường. Các nhân tố về thể chế và chính sách cũng bước đầu có tác động tích cực đến

phát triển cây dược liệu thành hàng hóa nhưng hiệu quả đối với sự PTTHBV cây dược liệu là chưa cao do chưa có các chính sách riêng và đặc thù cho cây dược liệu. Các hiệp hội hỗ trợ phát triển thị trường cho cây dược liệu hầu như chưa có, chỉ có một vài hiệp hội nhỏ và đơn lẻ nên hiệu quả hoạt động cũng chưa cao, sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu còn mỏng dẫn đến việc chưa thể sản xuất cây dược liệu với quy mô lớn. Điều kiện tự nhiên về loại đất và độ cao của Lào Cai rất phù hợp với trồng cây dược liệu. Tỉnh đã nghiên cứu và đưa ra 22 loại cây dược liệu phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Lào cai. Thị trường trong nước và quốc tế đối với cây dược liệu rất tiềm năng tuy nhiên khả năng tiếp cận thị trường của cây dược liệu và các sản phẩm chế biến từ cây dược liệu còn kém do các hạn chế về công nghệ chế biến, vốn, quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm, các hoạt động marketing và quảng bá.

CHƯƠNG 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển cây dược liệu tại tỉnh lào cai theo hướng bền vững (Trang 150 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)