Nội dung các chính sách thương mại được đổi mới phải phù hợp với yêu cầu của tiến trình hội nhập sự đổi mới ấy phải đáp ứng được các nguyên tắc sau:
Một là, nguyên tắc tương hỗ:
Nguyên tắc này là các nước có quan hệ ngoại thương dành chonhau những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng nhau trong quan hệ buôn bán dựa trên cơ sở tiềm lực kinh tế của các bên tham gia. Thông thường, bên yếu hơn sẽ chịu sự lép về và thường bị buộc phải chấp nhận những điều kiện do bên có thực lực kinh tế mạnh hơn đưa ra. Song, ngày nay trong điều kiện quốc tế hoá nền kinh tế thị trường nên nguyên tắc này được ít áp dụng hơn.
Hai là, nguyên tắc tối huệ quốc:
Đây là một phần trong chính sách khơng phân biệt đối xử, nghĩa là các nước tham gia trong quan hệ buôn bán ngoại thương sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi theo nguyên tắc là: Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên nước thứ ba nào, thì cũng được dành cho bên tham gia kia được hưởng một cách vơ điều kiện.
Hay nói cách khác cụ thể hơn là : Tất cả các hàng hoá di chuyển từ một bên tham gia trong quan hệ buôn bán ngoại thương đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ khơng phải chịu mức thuế và các tốn phí cao hơn những thuế quan và những thủ tục phiền toái hơn thuế quan và thủ tục đang áp dụng đối với hàng hoá nhập vào từ nước thứ ba khác. Theo luật pháp thương mại quốc tế thì đây là một nguyên tắc điều chỉnh các mối quan hệ thương mại và kinh tế giữa các nước trên cơ sở hiệp định, hiệp ước giữa các nước một cách bình đẳng có đi có lại hai bên cùng có lợi. Xét về luật quốc tế thì đó khơng phải cho nhau hưởng các đặc quyền mà là nguyên tắc đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền với mục
đích thúc đẩy quan hệ bn bán giữa các nước phụ thuộc vào mức độ thân thiện giữa các nước với nhau.
Nguyên tắc này thực chất nó là phương tiện để phân biệt đối xử giữa các nước trong quan hệ buôn bán. Sự phân biệt này được biểu hiện trên các mặt:
- Trình độ phát triển giữa các nước có sự chênh lệch lớn áp dụng những ưu đãi chung trong quan hệ buôn bán với các nước giầu và nghèo, mà lợi ích kinh tế thu được giữa các nước này khác nhau và các nước nghèo sẽ bất lợi hơn trong thương mại so với các nước giầu.
Nguyên tắc tối huệ quốc là công cụ để phân biệt đối xử giữa các nước được hưởng và không được nguyên tắc này. Mặt khác nguyên tắc này được sử dụng để gây áp lực kinh tế và chính trị đối với các nước muốn và đã được hưởng.
Hiện nay nguyên tắc này đang được áp dụng trong buôn bán ngoại thương ở nhiều nước.
Ba là, nguyên tắc ngang bằng dân tộc:
Nguyên tắc ngang bằng dân tộc được biểu hiện với nội dung chính là: các bên tham gia quan hệ buôn bán ngoại thương được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ như nhau (trừ quyền bầu cử, ứng cử và nghĩa vụ quân sự). Điều này có nghĩa là mọi cơng dân, cơng ty của nhà nước A sinh sống đặt trụ sở ở nước B thì được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ như công dân nước B và ngược lại. Nguyên tắc này thông thường giữa hai nước có quan hệ đã ký kết các hiệp định thương mại kinh tế có quy định các nguyên tắc ngang bằng dân tộc.