Vè kim ngạch xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của VN trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 68 - 73)

Để đánh giá một cách chính xác về kim ngạch xuất khẩu, trước hết chúng ta phải xem xét nó trong mối quan hệ cả xuất khẩu và nhập khẩu, vì mục tiêu cuối cùng của bất cứ quốc gia nào về thương mại quốc tế là có cán cân thương mại thặng dư (xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu).

Về xuất khẩu: Về lý thuyết và về lâu dài AFTA có tác động làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường ASEAN nhờ giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan. Song trên thực tế, khả năng AFTA làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước này trước mắt không lớn do các nguyên nhân sau đây:

- Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay là dầu thô, nông, lâm, hải sản chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế, dệt may, giầy dép và các sản phẩm da, hàng thủ cơng mỹ nghệ, một số khống sản thô...

Những mặt hàng này cũng tương tự như những mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước ASEAN.

- CEPT dành ưu đãi chủ yếu cho hàng chế biến trong khi đó tỷ trọng hàng chế biến trong xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong những mặt hàng Việt Nam có khả năng xuất khẩu thì nhiều mặt hàng chưa được các nước ASEAN khác đưa vào danh mục cắt giảm thuế quan như: dầu thơ, nơng sản. Tuy có một số mặt hàng nông sản mới được bổ sung vào thực hiện CEPT, song tỷ trọng của nó trong xuất khẩu của Việt Nam lại rất nhỏ.

- 2/3 doanh số buôn bán của Việt Nam với ASEAN là với Singapore, trong khi đó thuế suất nhậpu khẩu của Singapore đã gần như bằng 0 trước khi thực hiện AFTA và râts nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore được tái xuất đi các thị trường khác.

Tuy nhiên, như trên đã nói, về lâu dài, AFTA có tác động làm thay đổi cơ cấu cơng nghiệp ở các nước ASEAN, một số ngành sử dụng nhiều lao động hoặc tài nguyên như dệt may, chế biến thực phẩm... ở một số nước sẽ giảm đi trong khi đó Việt Nam lại có lợi thế phát triển những ngành này và như vậy tất yếu sẽ dẫn đến khả năng Việt Nam có thể tăng xuất khẩu các sản phẩm thuộc các ngành này trên thị trường ASEAN.

Về lâu dài, AFTA cũng sẽ có tác động gián tiếp làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường ngoài ASEAN do nhập được đầu vào cho sản xuất xuất khẩu từ các nước ASEAN với giá rẻ hơn. Mặt khác với tư cách là một thành viên của AFTA Việt Nam có điều kiện để khai thác những lợi thế mới trong quan hệ thương mại với các nước lớn. Chẳng hạn trong tương lai Việt Nam có thể được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của Mỹ (GSP) quy định “giá trị một sản phẩm được sản xuất ở hai nước thành viên của một hiệp hội kinh tế, khu vực “mậu dịch tự do” (kiểu ASEAN) thì được coi là sản phẩm của một nước” và một sản

khẩu để sản xuất ra nó chiếm dưới 65% giá trị sản phẩm được tính sau khi hồn thành thủ tục hải quan vào Mỹ”. Điều đó cũng có nghĩa là các nước ASEAN có thể nhập nguyên liệu từ các nước thành viên khác để sản xuất hàng xuất khẩu sang Mỹ và hàng xuất đó sẽ được hưởng GSP nếu tổng giá trị nguyên liệu dưới 65% giá trị sản phẩm.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm rằng, các nước ASEAN cũng xuất khẩu ra thị trường thế giới những hàng hoá tương tự như Việt Nam và với AFTA, họ cũng được hưởng những lợi ích tương tự. Do đó, trong việc mở rộng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ngoài ASEAN. Việt nam phải chấp nhận có sự cạnh tranh khơng kém phần quyết liệt với các nước thành viên trong hiệp hội.

Giai đoạn trước năm 1990 tuy kim ngạch xuất nhập tăng nhanh và liên tục và qua các năm, sau khi bị giảm sút vào năm 1991 (1990-2404,6 - 1991 - 2087,1). Mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân thời kỳ này là khoảng 25%, cao gần gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dầu thô, gạo, cà phê, hàng thuỷ sản và dệt may. Điều đáng lưu ý ở đây là nếu như trong thời kỳ đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam, dầu thơ và gạo là 2 mặt hàng có “sức cơng phá” mạnh nhất với tỷ trọng 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì những năm tiếp theo tỷ trọng của chúng giảm chỉ cịn 30%. Năm mặt hàng cơng nghiệp là dầu thô, dệt và may mặc, thuỷ sản, giày dép, than đá chiếm trên 50%. Điều này đã phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố dựa trên lợi thế vốn có của Việt Nam về tài nguyên và lao động.

Thị trường nhập khẩu chủ yếu là Nhật bản là 21%, ASEAN 22%, Mỹ: 16% và EU : 10%.

Thị trường các nước ASEAN là một thị trường nhập khẩu chủ yếu 22%.

* Thị trường Thái Lan: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Thái lan là dệt, tôm tươi và đông lạnh, gạo, bột cao su. Thị trường xuất khẩu chủ yếu

là Mỹ chiếm 22% tổng giá trị xuất khẩu; Nhật bản 17%; EU: 12%, ASEAN: 20%, gần 25% còn lại xuất sang các nước Châu á khác. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Thái Lan là máy móc, thiết bị và hố chất. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là Nhật bản: 30%, Nics: 15%, Mỹ: 12%, EU: 10% và Trung Quốc: 2%. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan gồm có cà phê, cao su, dầu thô, gạo, giày dép các loại, hải sản, hàng dệt may, hàng rau quả, than đá. Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan có linh kiện xe máy, xe ơ tơ ngun chiếc, phân bón, sắt thép, xăng dầu, xi măng các loại. tính đến hết tháng 11 năm 1998, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt 242,9 triệu USD và nhập khẩu đạt 598 triệu USD.

* Thị trường Malaixia: Mặt hàng xuất khẩu chính là dầu thơ, dầu cọ, gỗ, cao su.Thị trường xuất khẩu chính là ASEAN: 30%, Mỹ: 20%, Nhật bản: 12%, EU: 10%, gần 25% còn lại xuất sang Châu á. Hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng sơ chế và hố chất từ các thị trường chính như Nhật bản 27%, ASEAN: 20%, Mỹ: 16%, EU: 10% gần 25% còn lại từ các quốc gia Châu á khác. Việt nam xuất khẩu sang Ma-lai-xia-a các mặt hàng cà phê, cao su, gạo, giày dép các loại, hải sản, hàng dệt may, hàng rau quả và than đá. Việt nam nhập khẩu từ Ma-lai-xia linh kiện xe máy CKD, SKD và IKD, phân bón và sắt thép các loại. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ma-lai-xia trong 11 tháng năm 1998 đạt 92,1 triệu USD và nhập khẩu đạt 218,8 triệu USD.

* Thị trường Inđônêxia: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu, gỗ dán, cao su, cà phê. Thị trường xuất khẩu chính là Nhật Bản: 28%, Mỹ: 15%, NISs: 20%, EU 10% và còn lại là các quốc gia Châu á khác. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và hố chất.Thị trường nhập khẩu chính là Nhật bản: 25%, Nics 15%, EU: 10%, Mỹ: 10%, úc: 4%, phần còn lại từ các nước Châu á. Việt nam xuất khẩu sang In-đô-nê-xia mặt hàng cà

rau quả. Việt Nam nhập khẩu từ Inđônêxia linh kiện ô tô đang CKD, SKD, linh kiện xe máy CKD, SKD, IKD, phân bón, sắt thép, xi măng các loại. Kim ngạch xuất khẩu tháng 11 năm 1998 của Việt Nam sang Inđônêxia đạt 262,5 triệu USD và nhập khẩu đạt 236,9 triệu USD.

* Thị trường Brunây: Mặt hàng xuất khẩu truyền thống là dầu thơ, hơi đốt, thị trường nhập khẩu chính là Nics: 25%, Nhật Bản: 11%, ASEAN: 20% và Thái Lan: 11%). Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, lương thực và hoá chất.

* Thị trường Philippin: mặt hàng nhập khẩu truyền thống là dầu dừa, đồng, gỗ, đường và cùi dừa khơ. Thị trường xuất khẩu chính là Mỹ: 38%, Nhật bản: 16%, EU: 17%, Nics: 12% và ASEAN: 5%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị và hố chất, hàng công nghiệp chế biến, thị trường nhập khẩu chủ yếu là Nhật bản: 21%, Mỹ: 20%, các nước Nics Châu á: 15%. Việt Nam xuất khẩu sang Philippin các mặt hàng cà phê, gạo, giày dép các loại, hải sản và hàng dệt may. Việt nam nhập khẩu linh kiện ôtô dạng CKD, SKD, IKD, ơ tơ ngun chiếc, phân bón, sắt thép các loại. Trong 11 tháng năm 1998, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Philippin đạt 325,9 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 56 triệu USD.

Bảng : Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN

Đơn vị tính: triệu USD.

Các nước 1990 1991 1992 1993 199 4 199 5 199 6 1997 199 8 1998 so với 1990 (%) Tốc độ tăng bình qn/ năm (%) Inđơnêxi a 14,6 16,5 10,9 22,9 35,3 53,8 45,7 47,6 317, 2 2172, 6

Lào 16,0 3,6 16,0 14,4 20,9 20,6 24,9 30,4 73,4 458,7 Malaixia 5,0 14,5 68,4 55,8 64,8 110, 5 77,7 141,6 115, 2 2304, 0 Philipin 57,7 0,7 1,0 1,6 3,6 41,5 132, 0 240,6 401, 1 695,1 Xinhgap o 194,5 425,0 401,7 380,3 593, 5 689, 8 1.29 0 1.215, 9 740 9 380,9 Thái lan 52,3 57,7 71,5 71,8 97,6 101, 3 107, 4 235,3 295, 4 564,8

Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại - Bộ Thương mại ngày 15/12/2000

Qua số liệu trong bảng có thể Việt Nam có xu hướng gia tăng xuất khẩu sang các nước ASEAN.Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong số các thị trường xuất khẩu của các nước ASEAN, thị trường Xinhgapo chiếm tỷ trọng lớn nhất, kế tiếp là thị trường Philipin và thị trường Thái Lan.

Về nhập khẩu, tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ các nước ASEAN chiếm khoảng 30% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ các nước ASEAN là thị trường Xinhgapo, tiếp theo là thị trường Thái lan, Malaixia và Philippin. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân của Việt Nam từ các nước ASEAN có xu hướng tăng lên. (xem bảng).

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của VN trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 68 - 73)