Quy định hạn ngạch xuất nhập khẩu:

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của VN trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 132 - 134)

f. Chính sách thuế quan.

3.2.2.3. Quy định hạn ngạch xuất nhập khẩu:

Đây là hình thức quan trọng nhằm hạn chế xuất khẩu hay nhập khẩu thường hạn ngạch được ban hành cho các mặt hàng nhập khẩu và những mặt hàng mà có sự ký kết hiệp định giữa hai nhà nước. Hạn ngạch được áp dụng ở các nước là khác nhau đối với từng thời gian, mặt hàng khác nhau. ở Việt Nam, hạn ngạch xuất nhập khẩu được quy định theo quyết định số 96/HĐBT ngày 5/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng về quản lý xuất nhập khẩu. Hàng năm bộ thương mại công bố danh mục các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch thông qua số lượng hay giá trị, sau khi thống nhất với bộ kế hoạch đầu tư các ngành bộ liên quan và được chính phủ phê duyệt. Hiện nay có hai mặt hàng cấp hạn ngạch xuất khẩu đó là gạo và hàng dệt may vào thị trường EU, Nauy, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với hàng dệt may phải cấp hạn ngạch do việc ký kết giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước trên và hàng năm trị giá hạn ngạch hàng dệt may vào các thị trường trên ngày càng lớn. Về hàng nhập khẩu hạn ngạch được cấp cho những

hàng hoá trên cơ sở mà trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa sản xuất đủ và một số hàng tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một nâng cao. Việt nam còn đưa ra một số mặt hàng xuất nhập khẩu theo kế hoạch định hướng hay những mặt hàng liên quan đến cân đối lớn của nền kinh tế mà thực chất chúng cũng là hình thức cấp hạn ngạch xuất nhập khẩu, số lượng hay trị giá các mặt hàng này thay đổi theo từng năm, những hàng hoá nhập khẩu liên quan đến cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân hiện nay chỉ còn xăng dầu và phân bón.

Cịn đối với những mặt hàng khơng quản lý bằng hạn ngạch thì các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ cần đăng ký với Bộ thương mại và được cấp giấy phép không hạn chế.

Trong thời kỳ đổi mới chính sách hạn ngạch xuất nhập khẩu có tầm quan trọng rất lớn trong việc ổn định tình hình sản xuất tiêu dùng trong nước, bảo vệ những ngành công nghiệp, sản xuất non trẻ của Việt Nam trước sự cạnh tranh gay gắt của hàng ngoại. Việc sử dụng hạn ngạch đối với hàng hoá xuất khẩu gạo và hàng dệt may là do bắt buộc để đảm bảo tình hình an tồn lương thực trong nước và cam kết giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước. Cịn đối với hàng nhập khẩu chúng ta đã quản lý được thị trường thông qua việc xác định nhu cầu thực tế, về loại , số lượng hàng hố mà thị trường cần, từ đó lên kế hoạch nhập khẩu trên nguyên tắc chỉ nhập những loại hàng hoá trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ và một số ít hàng tiêu dùng đáp ứng nhu câù tiêu dùng của một bộ phận dân cư có mức sống cao. Nói chung , trong thời kỳ đầu của nền kinh tế thị trường hạn ngạch xuất nhập khẩu đã đáp ứng rất tốt những yêu cầu đặt ra cho việc xây dựng một nền kinh tế thị trường có định hướng ở Việt Nam, tạo ra nhiều điều kiện tốt thúc đẩy nền kinh tế của toàn xã hội đi lên, tạo ra nhiều ngành nghề mới, việc làm mới, thu nhập cho người dân ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của VN trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)