Đổi mới công tác xây dựng và thực thi chính sách thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của VN trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 27 - 29)

mại quốc tế

Tăng cường sự phối kết hợp giữa các bộ, ngành trong việc hoạch định chính sách, cơ chế và xây dựng các văn bản pháp luật về ngoại

Một trong những vấn đề khá “nổi cộm” hiện nay là thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành hữu quan trong việc ra các văn bản về chính sách, cơ chế và pháp lý có liên quan đến ngoại thương. Sự đơn phương và riêng rẽ của một số Bộ ngành trong việc ra các văn bản pháp lý cũng như quyết định điều hành vĩ mô sản xuất - kinh doanh của các ngành có liên quan đến định hướng chiến lược cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu kết họp với thay thế nhập khẩu đã một mặt chỉ tính đến lợi ích của nền kinh tế. Mặt khác, làm giảm hiệu lực điều hành vĩ mô nền kinh tế của nhà nước, giảm hiệu quả của chính sách các văn bản pháp lý đó. Vì thế, tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và các cơ quan chức năng quản lý nhà nước trong việc ra các văn bản pháp lý, chính sách và các quyết định quản lý và điều hành vĩ mô các hoạt động ngoại thương…được coi là một điều kiện, biện pháp vĩ mô để tiếp tục hồn chỉnh các cơng cụ chính sách ngoại thương.

Trong thời gian tới, cần tăng cường sự phối hợp kết hợp giữa các Bộ, ngành trong việc ra các văn bản về các cơng cụ chính sách ngoại thương.

Trách nhiệm của Bộ thương mại và các ngành liên quan

Nghị định 57/CP ngày 31-7-1998 của Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu đã quy định: Bộ thương mại là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước thống nhất đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

Trong thời gian tới, nhằm cải cách một bước nền hành chính nhà nước, trước hết là cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Bộ thương mại cần thực hiện những việc sau:

- Tiếp tục rà soát các quy định hiện hành trong chính sách và cơ chế quản lý để trình Chính phủ hoặc Bộ quyết định nhằm loại bỏ những thủ tục hành chính khơng phù hợp.

- Bãi bỏ tiếp một số thủ tục hành chính đang cịn tồn tại những thấy khơng cần thiết, cần tiếp tục nghiên cứu xử lý như: cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, giao chỉ tiêu xuất nhập khẩu các mặt hàng theo kế hoạch định hướng.

Tiếp tục bãi bỏ cơ chế quản lý bằng kế hoạch định hướng đối với một số mặt hàng phân bón, xe ơ tơ dưới 12 chỗ ngồi, xe 2 bánh gắn máy…chỉ giữ lại 2 mặt hàng là gạo và xăng dầu, coi như nhà nước vẫn còn tạm thời độc quyền 2 mặt hàng này và nhà nước chỉ giao cho một số đơn vị được chỉ định làm.

Để tiến tới bãi bỏ cơ chế “ban cho” là cơ chế tự thân nó mang nhiều sơ hở tiêu cực, để chống tiêu cực từ gốc trong thương mại, Bộ thương mại cần gấp rút nghiên cứu xây dựng đề án về đăng ký và kiểm tra thương mại nhằm đưa các việc: đăng ký kinh doanh cấp giấy phép văn phòng đại diện, cấp quyền xuất nhập khẩu ngày càng phù hợp theo tập quán chung của thế giới.

Đây là nhằm góp phần đổi mới rất cơ bản nền hành chính nhà nước, đưa cơng tác quản lý hành chính quốc gia trong lĩnh vực ngoại thương vào nề nếp, quản lý bằng pháp luật, địi hỏi có sự đổi mới (trong đó có việc lập cơ quan Registration “đăng ký và kiểm tra thương mại”, tổ chức mang tính độc lập và liên quan đến tổ chức và chức năng toà án kinh tế hoặc toà án thương mại).

Đổi mới thủ tục của ngành Hải quan cũng là vấn đề hết sức cấp thiết. Hoàn thiện hệ thống kiểm tra hải quan theo quy định của ASEAN về luồng xanh, đỏ, vàng. Đơn giản hố thủ tục hành chính và giấy tờ song phải thít chặt được sự quản lý điều hành và chống gian lận, buôn lậu thương mại. áp dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại trong quản lý .

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của VN trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)