Sau một gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc cải cách thương mại, Trung quốc đã đạt được những thành tựu nổi bật trong xây dựng và phát triển kinh tế, với mức tăng trưởng GDP bình quân đạt trên dưới 10% được xếp hàng cao nhất thế giới. Sự tăng tốc của nền kinh tế Trung Quốc có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự góp phần quan trọng của cơng cuộc cải cách ngoại thương, với trọng tâm là đẩy mạnh xuất khẩu.
Từ Hội nghị Trung ương Đảng lần 3 khoá XI (12/1978), Trung Quốc đã đề ra đường lối cải cách và mở cửa kinh tế, lấy việc phát triển thương mại làm trọng tâm. Qua nhiều bước thực hiện chiến lược mở cửa, trên lãnh thổ Trung quốc đã hình thành một vòng cung mở cửa bao gồm 5 đặc khu
kinh tế; 14 thành phố ven biển; 3 vùng đồng bằng; 2 bán đảo ; 284 huyện, thị của 12 thành phố trực thuộc tỉnh, khu tự trị; 25 thành phố ven sông; 13 thành phố ở 2 vùng biên giới Đông Bắc, Tây Nam chiếm hơn 60% sản lượng công nghiệp cả nước và chiếm 2/3 lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc.
Mục tiêu của chiến lược mở cửa là thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới, cơ cấu lại nền kinh tế trong nước, trong đó nhằm phục vụ cho sự nghiệp xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo cơ sở vững chắc cho q trình cơng nghiệp hố đất nước.
Nội dung căn bản của chiến lược mở cửa là:
Thứ nhất: Ưu tiên xây dựng và phát triển mạnh mẽ các đặc khu kinh tế: Trung quốc xây dựng các đặc khu kinh tế trở thành những cơ sở thị trường hướng ra thế giới, là trung tâm hoạt động thương mại lớn nhất ở Trung Quốc, là cơ sở gia công xuất khẩu tiên tiến. Kế hoạch xây dựng các đặc khu được tuần tự tiến hành qua hai bước. Bước một chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề. Bước hai huy động vốn đầu tư, tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo điều kiện của từng đặc khu. Xây dựng các loại hình xí nghiệp khác nhau - xí nghiệp ba loại vốn: vốn trong nước; vốn nước ngoài; vốn trong nước và nước ngồi.
Thứ hai: tích cực chú trọng công tác mở cửa các thành phố ven biển: Các thành phố ven biển là cửa sổ để Trung Quốc hướng ra thị trường Thái Bình Dương, Tây Âu và Bắc Mỹ. Đây sẽ là các khu vực mở cửa kỹ thuật kinh tế, trở thành những cầu cảng lớn tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu trên biển. Các thành phố này cũng được hưởng quy chế ưu tiên như các đặc khu kinh tế trong việc phát triển tất cả các mặt: công nông
nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu - trở thành các thành phố hiện đại, đa chức năng theo mơ hình hướng ngoại có tầm cỡ thế giới.
Thứ ba: tích cực mở cửa các cửa khẩu biên giới Đông Bắc và Tây Nam: Phát huy ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên giữa các vùng biên giới hai nước, Trung Quốc coi các thị trường biên giới mang tính chất tranh thủ khai thác với nhu cầu ngày càng lớn nhămf bổ sung cho nhau, thực hiện phương châm mở cửa bn bán đi trước, hợp tác tồn diện, chú trọng xuất nhập khẩu. Ngồi hình thức trao đổi hàng là chủ yếu, cần tăng cường các hình thức bn bán khác. Trung Quốc thực hiện hình thức hợp tác “tam khứ nhất bổ”, nghĩa là : đua sức lao động, thiết bị kỹ thuật và mẫu hàng ra nước ngoài, đổi lấy những mặt hàng nguyên nhiên vật liệu quý hiếm mà Trung Quốc cịn thiếu. Hình thành cục diện mở cửa ra mọi hướng trên tồn tuyến biên giới: phía Bắc trọng tâm với Nga, Đơng Bắc á, phía Tây với Trung á, phía Nam với Việt Nam và ASEAN.
Tóm lại: chiến lược mở cửa của Trung quốc là thực hiện mở cửa cả
hai hướng (cả thị trường nội địa và nước ngồi) trong đó lấy ngành xuất khẩu làm cơ sở tăng trưởng, đã mang lại hiệu quả cao cho phát triển kinh tế nhanh và hiện đại hoá đất nước.
* Thúc đẩy xuất khẩu ở Trung Quốc. Phân quyền ngoại thương:
Điều chỉnh hợp lý cơ cấu hàng hoá xuất khẩu:
Cải cách hệ thống thuế quan, các hàng rào phi thuế quan. Tỷ giá hối đối.
Những chính sách khác: Chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho xuất khẩu,
chính sách tín dụng và lãi suất thấp đối với các ngành ưu tiên xuất khẩu. Tuy nhiên Trung Quốc đã xố bỏ hệ thống trợ giá trích trực tiếp từ ngân sách cho xuất khẩu. Thay vào đó, chính phủ áp dụng chính sách khuyến
tiếp hay gián tiếp và việc thu thuế này được tiến hành trong quá trình sản xuất các sản phẩm. Các doanh nghiệp nêu trên có quyền nhận các khoản tín dụng ưu đãi (kể cả ngoại tệ), được đảm bảo cung cấp nguyên liệu và năng lượng. Đối với các công ty thuộc khu vực nhà nước, sản xuất hướng ra xuất khẩu còn được ưu tiên trong việc nhận các phương tiện từ ngân sách và tín dụng của nước ngồi để phục vụ cho nhu cầu xây dựng và hiện đại hoá doanh nghiệp.
Phát triển các vùng xuất khẩu, khu chế xuất: nổi bật là việc Trung Quốc mở những đặc khu kinh tế trong nội địa và thị trường biên giới. Tại các đặc khu kinh tế mở ra nhiều trung tâm thương mại, sản xuất , ngân hàng và trung tâm đầu tư nước ngoài với các ưu đãi về giá cả, chính sách đầu tư, lao động.
* Những hạn chế của chính sách thương mại của Trung Quốc.
Đốt nóng nền kinh tế ở mức cao đã dẫn tới sự bất ổn về xã hội và chính trị Trung Quốc. Đầu tư tập trung và lớn vào các lĩnh vực xuất khẩu đã làm mất cân đối cung cầu trong nước. Chính sách bù lỗ xuất khẩu tràn lan đã gây thâm hụt ngân sách lớn ở Trung Quốc. Tính tả trong xuất khẩu đã phải trả giá cho sức mua trong nước giảm sút. Đến lượt nó tác động tiêu cực tới chu kỳ sau của xuất khẩu. Trung quốc đã thấy được mặt trái của chính sách “đốt nóng” và đang có những điều chỉnh đáng kể như giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, phi tập trung hoá cao một số khu vực, kiểm sốt chặt chẽ bản quyền và đặc biệt chống bn lậu rất thành công.