- Trong thương mại quốc tế có một nguyên tắc mà bất kỳ ai cũng thừa nhận là khơng có gì tốt đẹp hơn là tự do trao đổi, buôn bán. Nếu biên giới quốc gia càng mở rộng cho thương mại quốc tế thì áp lực cạnh tranh buộc mỗi quốc gia phải tính tốn chun mơn hố sản xuất để có một lợi thế tương xứng và buộc phải nhập khẩu những sản phẩm cịn lại nhờ vậy quốc gia mới có thể đạt được mức xuất khẩu tối đa.
- Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước “Đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại” “đa dạng hoá hoạt động đối ngoại”, nhà nước ta đã từng bước thực hiện đổi mới hoạt động thương mại quốc tế để hoà nhập và khu vực và quốc tế. Đổi mới hoạt động thương mại quốc tế của Việt nam thể hiện trên các mặt: cơ chế chính sách quản lý tổ chức điều hành và hồn thiện các cơng cụ chính sách thương mại.
- Về cơ chế chính sách quản lý hoạt động thương mại quốc tế chính phủ đề ra một loạt các văn bản về đổi mới cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Nghị định 114/HĐBT ngày 7/4/1992 của Hội đồng bộ trưởng về quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu là mốc pháp lý đầu tiền cực kỳ quan trọng của quốc tế chuyển từ mơ hình nhà nước độc quyền ngoại thương sang tự do hoá ngoại thương tiếp đến năm 1994 trước tình hình kinh tế - xã hội thay đổi cả trong nước và quốc tế, nghị định 33/CP ngày 19/4/1994 nhằm bổ xung và sửa đổi cho nghị định 114/HĐBT và hiện nay quốc hội đang thảo luận và ra luật thương mại càng kèm theo ban hành các nghị định về cơ chế xuất nhập khẩu thay cho 33/CP của chính phủ.
* Về chính sách xuất nhập khẩu mặt hàng: được thẻ hiện trong bốn
nhóm danh mục hàng hố xuất nhập khẩu.
+ Danh mục hàng hoá quản lý tăng hạn ngạch năm 1995 có một loại, năm 1996 - 1997 là hai mặt hàng: đẹt, may mặc và mặt hàng gạo vào thị trường thị trường EU, canada,…
+ Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu quản lý chuyên ngành, năm 1994 có 11 nhóm năm 1996 - 1997 có bẩy mặt hàng và nhóm hàng.
+ Danh mục hàng hố có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân: Năm 1995 có tất cả năm mặt hàng: xăng dầu, phân bón, xi măng, thép, đường. Năm 1997 chỉ còn giữ lại hai mặt hàng là xăng dầu và phân bón.
* Đối tượng kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Đối với các đơn vị chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu phải được nhà nước thành lập hoặc thừa nhận theo đúng luật pháp , có số vốn lưu động ở thời điểm đăng ký kinh doanh tương đương 200.000 USD. Cịn đối với miền núi là 100.000 USD có đủ đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm kinh doanh xuất nhập khẩu thì được phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Đối với các doanh nghiệp sản xuất không phân biệt thành phần lợi ích, thành lập theo đúng luật pháp, nếu có cơ sở sản xuất, xuất khẩu ổn định, có đủ cán bộ có trình độ kinh doanh ngoại thương thì được quyền trực tiếp xuất khẩu hàng hoá làm ra và nhập khẩu vật tư nguyên liậu phụ vụ sản xuất hàng xuất khẩu.