Tăng cường xây dựng và thực thi chính sách thương mại quốc tế của nhà nước

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của VN trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 150 - 155)

f. Chính sách thuế quan.

3.3.1- Tăng cường xây dựng và thực thi chính sách thương mại quốc tế của nhà nước

quốc tế của nhà nước .

3.3.1.1.Chính sách hội nhập ASEAN phải nằm trong chính sách kinh tế chung.

Do xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam thấp và hệ thống thiết bị công nghệ lạc hậu so với các nước trong khu vực, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế cịn ở trong tình trạng sắp xếp, tổ chức lại, hệ thống luật pháp chính sách đang nằm trong giai đoạn hoàn thiện, cơ sở hạ tầng lạc hậu … nền kinh tế đất nước chịu tác động của hàng loạt những thách thức to lớn vì vậy tiến trình hội nhập ASEAN của Việt Nam vào ASEAN nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào quá trình cải cách kinh tế trong nước. Để tiến trình hội nhập vào ASEAN có hiệu quả thì chính phủ có những chính sách kinh tế hội nhập ASEAN nằm trong chính sách kinh tế chung của cả nước và phải có những giải pháp nhất định cả ở phạm vi quốcgia và phạm vi các đơn vị kinh tế.

3.3.1.2.Xây dựng lộ trình tham gia của Việt Nam vào ASEAN

Việc tham gia của Việt Nam vào ASEAN cần được thực hiện theo một kế hoạch thống nhất và có bước đi cụ thể trên cơ sở cân nhắc các nhân tố tác đồng cả trước mắt và lâu dài. Trong điều kiện của Việt Nam, lộ trình tham gia vào ASEAN cần được cụ thể hoá thành những bước đi cụ thể và

thành những nhiệm vụ trong từng giai đoạn nhất định. Các bước tham gia vào ASEAN của Việt Nam là:

Đánh giá lại những lợi thế của Việt Nam trong quá trình tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA.

Việt nam nên chú trọng khai thác lợi thế so sánh tĩnh thơng qua chính sách khai thác nguồn lao động rẻ, nguồn tài nguyện rừng, biển, khoáng sản và xuất nhập khẩu sản phẩm chế biến ở trình độ thấp.

Lựa chọn cơ cấu mặt hàng tham gia vào thương mại khu vực thích hợp trong từng thời kỳ.

Cơ cấu mặt hàng tham gia của Việt Nam vào AFTA cần được cân nhắc cả trước mắt và lâu dài theo chương trình cắt giảm thuế quan có hiêụ lực chung, tuy nhiên việc cắt giảm mặt hàng nào vào năm nào cần được xem xét cụ thể để tránh gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Cải cách hệ thống thuế xuất nhập khẩu là cơ sở để điều chỉnh trực tiếp các quan hệ thương mại giưã các nước và thực thi chính sách liên kết kinh tế trên thực tế. Việc cải cách hệ thống thuế là “hòn đá tảng” của việc thực hiện các quan hệ khác.

Cải cách hệ thống doanh nghiệp để phát huy hiệu quả của chúng trong quá trình tham gia liên kết.

Việc cải cách hệ thống doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là cơ sở để nâng cao hiệu quả cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quá trình tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA. Các doanh nghiệp cần phải được sắp xếp, phân loại hoặc cho sát nhập, phá sản theo cách thích thích hợp để chúng có thể phát huy được tác dụng trong q trình liên kết. Các chính sách của Nhà nước nên tạo ra môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp một cách bình đẳng bao gồm chính sách giữa các doanh

Đánh giá lại lợi thế của Việt NamLựa chọn cơ cấu mặt hàng tham gia hợp lýCải cách hệ thống thuế xuất nhập khẩuSắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp ngành, các chính sách áp dụng cho các doanh nghiệp trong nước và nước

ngồi và các chính sách trước mắt và lâu dài cũng như các chính sách của Nhà nước và các địa phương. Sự phát triển ổn định cảu khu vực doanh nghiệp là cơ sở kinh tế bên trong đối với quá trình cạnh tranh quốc tế khu vực.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước, qúa trình cổ phần hố cần được coi trọng để gia tăng hiệu quả hoạt động của chúng trong cơ chế cạnh tranh với các doanh nghiệp trong các nước AFTA.

Đối với các doanh nghiệp tư nhân, để có thể hoạt động có hiệu quả vấn đề là phải chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh của chúng theo định hướng phát triển chung cần có biện pháp để loại bỏ dần tình trạng các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh không đúng pháp luật, bn lậu, trốn thuế.

Lộ trình tham gia của Việt Nam vào AFTA được minh hoạ ở sơ đồ:

Sơ đồ lộ trình tham gia của Việt Nam vào AFTA

3.3.1.3.Các điều kiện để thực hiện chính sách

Muốn thực hiện thành cơng q trình đổi mới và hồn thiện chính sách TMQT địi hỏi phải có một số điều kiện để đảm bảo thi hành. Những điều kiện chính là ổn định về chính trị kinh tế-xã hội.

Việc ổn định chính trị, kinh tế xã hội là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành cơng việc đổi mới chính sách và cơ chế quản lý ngoại thương. Sự rủi ro về chính trị tức là kém bền vững của một chế độ chính trị của một nhà nước sẽ là một tác nhân mạnh mẽ làm mất lịng tin, làm nhạt ý chí của nhân dân trong nước cũng như của các nhà đầu tư nước ngoài.

ổn định kinh tế trước hết là sự đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền cũng là một điều kiện tiên quyết tạo môi trường thuận lợi, để thực thị sự đổi mới của chính sách thương mại quốc tế.

Kiên trì thực hiện đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế xã hội, đường lối “mở cửa”.

Trên cơ sở có một nền chính trị ổn định, có quan điểm phương hướng chung trong xây dựng đất nước đã được thống nhất sâu rộng trong tồn Đảng, tồn dân thì chúng ta cũng cần phải kiên trì thực hiện đổi mới tồn diện nền kinh tế xã hội trong đó có sự đổi mới chính sách và cơ chế quản lý thương mại quốc tế .

Với chính sách “mở cửa” làm bạn với tất cả các nước trong những năm đổi mới, thông qua rất nhiều hoạt động chính trị và ngoại giao tích cực đã giúp cho hoạt động kinh tế đối ngoại “đa phương hoá, đa dạng hố” khắc phục những khó khăn to lớn do trước kia bị cấm vận thương mại, bị cắt giảm viện và vừa rồi lại bị khủng hoảng kinh tế ở Châu á nhưng chúng ta đều vượt qua, đây là sự đảm bảo cho việc thực hiện chính sách đổi mới thương mại quốc tế thành cơng.

Thực hiện tốt các chính sách kinh tế vĩ mô: phải khẳng định nhằm sự thực hiện thành cơng của chính sách thương mại quốc tế đổi mới địi hỏi phải có một kinh tế vĩ mơ ổn định, có một cơ sở hạ tâng đúng cấp. Yêu cầu được đặt ra ở đây là các chính sách kinh tế vĩ mơ cần được xây dựng một cách hoàn chỉnh, đồng bộ và có cơ sở khoa học, được tổ chức thực hiện có hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách đổi mơí hoạt động thương mại quốc tế, đi vào hội nhập khu vực và thế giới.

Con người thực thi chính sách đổi mới: Con người là vốn quý nhất của xã hội nếu chúng ta không biết đầu tư cho giáo dục, đào tạo, không nâng trình độ cho người lao động. Hai là chính con người là trở ngại cho

đúng ra là đã chính sách đưa ra có hay khơng tốt đến như thế nào, mà những người triển khai và thực hiện lại khơng đủ trình độ để nắm bắt, để hiểu biết và vận dụng thì chính sách đổi mới đó sẽ khơng thành công.

Mở rộng chiến dịch tuyên truyền rộng rãi cho doanh nghiệp, cho mọi người hiểu được chính sách: muốn thế chúng ta phải tổ chức ra bộ phận xây dựng chính sách và thực thi chính sách được đề ra đó là phải có những cán bộ hiểu biết chính sách và thực hiện chính sách đó , phổ biến các chính sách qua cơng văn, sách báo, đài phát thanh và truyền hình.

3.3.2.Tăng cường quản lý và điều tiết vĩ mơ của nhà nước trong q trình thực hiện chính sách thương mại quốc tế .

3.3.2.1.Tăng cường chức năng quản lý kinh tế cuả các bộ các ngành.

Nhược điểm lớn nhất của quản lý nhà nước trong thời gian qua là thiếu sự phối hợp giữa các bộ, các ngành, các địa phương trong việc xây dựng và thực hiện chính sách thương mại thống nhất. Vì vậy cần phải đẩy mạnh sự phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương. Chính phủ và các bộ sẽ tập trung xây dựng thể chế, xây dựng qui hoach và chiến lược phát triển toàn quốc, giảm bớt sự can thiệp vào công việc cụ thể của địa phương. Đồng thời ra sức củng cố chính quyền địa phương hợp lý vững mạnh để phát huy vai trò chủ động sáng tạo cảu mỗi địa phương. Đặc biệt phối hợp giữa trung ương và địa phương trong việc quản lý thị trường, chống buôn lậu, chấn chỉnh việc bn bán qua biên giới.

Khó khăn phức tạp là ở chỗ lợi ích giữa trung ương và địa phương không trùng hợp, bộ máy quản lý của nhà nước không nắm được hoạt động thương mại ở địa phương, quan niệm về mậu dịch đường biên chưa thông, cơ chế điều hành chưa sát với thực tiễn vì vậy cần:

áp dụng buôn bán mậu dịch đường biên với các nước thống nhất theo chính sách thuế chung và theo thơng lệ quốc tế.

Ban hành ngay quy chế buôn bán mậu dịch đường biển cho phù hợp với tình hình

áp dụng sử lý nghiêm khắc để chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm. Truy quét buôn bán, sản xuất hàng giả, nhãn hiệu giả mác ngoại. Chấn chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu theo đường phi mậu dịch.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của VN trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 150 - 155)