Về mặt ưu điểm của chính sách:

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của VN trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 119 - 121)

f. Chính sách thuế quan.

2.3.1. Về mặt ưu điểm của chính sách:

Qua phân tích thực trạng ở trên ta có thể rút ra những đánh giá về mặt ưu điểm của chính sách vĩ mơ của nhà nước trong lĩnh vực thương mại trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

* Chính sách thương mại đã từng bước cụ thể hố đường lối đổi mới của Đảng và đưa nước ta từ một nền kinh tế đóng cửa sang một nền kinh tế mở cửa.

Chính sách khép kín, chia cắt trong hoạt động thương mại và cô lập trong quan hệ quốc tế đã góp phần làm cho nền kinh tế rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đã mở ra một trang mới trong quan hệ đối ngoại và đôỉ mới nền kinh tế nước ta. Theo đó hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Chính sách thương mại vĩ mô đã bảo đảm thực hiện được phương châm: Đa phương hoá, đa dạng hoá trong lĩnh vực thương mại quốc tế.

* Chính sách thương mại của nhà nước đã thay đổi theo hướng ngày càng phù hợp hơn với luật pháp và thông lệ quốc tế, tiến dần tới những quy định thương mại khu vực và quốc tế.

Chính sách thương mại đã dần xoá bỏ được các định kiến. Chuyển đổi chính sách thương mại từ quản lý theo mơ hình kế hoạch hố tập trung sang kiểu quản lý theo coư chế thị trường. Từ năm 1995 ta đã sửa đổi lại chính sách thuế chính sách phi thuế quan, chính sách tài chính tiền tệ… phù hợp với yêu cầu của hiệp định CEPT, Hiệp định thuế quan của khối APEC và của tổ chức thương mại quốc tế WTO.

Những thay đổi đó đã được các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế thừa nhận.

* Chính sách thương mại đã thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực tham gia sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu và đã làm tăng kim ngạch xuất khẩu với tốc độ khá cao.

Do cơ chế xuất nhập khẩu thể hiện trong chính sách của nhà nước ngày càng mở rộng, linh hoạt đã tạo điều kiện và cơ hội cho các doanh nghiệp chủ động tìm đối tác và thị trường xuất khẩu. Mặt khác sự cạnh tranh cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế đã buộc các doanh nghiệp phải cải tiến mẫu mã sản phẩm, áp dụng kỹ thuật và cơng nghệ mới, do đó đã nâng cao được khối lượng kim ngạch và chất lượng xuất khẩu.

* Một vấn đề rất đáng chú ý là chính sách thương mại đã thúc đẩy việc chúng ta xuất khẩu tới được thị trường đích và nhập khẩu từ thị trường nguồn.

Chính sách cũ đã làm cho chúng ta thua thiệt cả trong khâu xuất khẩu và nhập khẩu. Hàng hoá của ta xuất thơ là chính và chủ yếu xuất sang các thị trường chung chuyển như Thái Lan, Singapo, Hồng Kơng….và nhập khẩu cũng ở các thị trường khơng phải có trình độ chất lượng cao. Chính sách tự do hố thương mại và các quy chế cụ thể đã giúp các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư chế biến hàng xuất khẩu để đưa tới thị trường tiêu dùng (thị trường đích) và nhập khẩu nhất là đối với máy móc, thiết bị từ thị trường có cơng nghệ hiện đại (thị trường nguồn).

Thứ năm, chính sách thương mại của nhà nước đã dần hình thành một cách có hệ thống. Chính phủ và các Bộ, ngành thường xuyên chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức thực hiện các chính sách đã ban hành và hồn thiện bổ sung các chính sách kịp thời đã làm tăng tính hiện thực của chính sách.

Mặc dù chưa hồn chỉnh, song chính sách thương mại của nước ta có tính đồng bộ cao hơn thời kỳ trước. Tính đơn lẻ, ngẫu hứng khi ban hành chính sách đã dần được khắc phục, nhờ đó sự mâu thuẫn trong chính

sách đã được giảm bớt nhiều. Chính phủ và Bộ, ngành chức năng đã đổi mới phương pháp chỉ đạo và phối hợp kiểm tra nên các chính sách đã đi vào thực tế. Khi phát sinh vấn đề cần sửa chữa, bổ sung hoặc đổi mới chính phủ làm kịp thời. Các cuộc đối thoại trực tiếp của thủ tướng, phó Thủ tướng chính phủ, các quan chức chính phủ, Bộ với các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh trong và ngồi nước để cùng tháo gỡ chính sách đã làm tăng hiệu lực, hiệu quả của chính sách.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của VN trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)