f. Chính sách thuế quan.
3.3.3- Động viên và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội nhập ASEAN.
Để tập trung đầu tư vốn nhằm đổi mới thiết bị, cơng nghệ sản xuất hàng hố với chất lượng cao đủ khả năng cạnh tranh với hàng hoá cuả ASEAN các khoản đầu tư vốn cho các ngành sản xuất mặt hàng xuất khẩu cần phải được ưu đãi đến mức cao nhất.
Tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp: là cấp vốn lưu động, để lại khấu hao cơ bản đối với doanh nghiệp nhà nước sản xuất hàng hoá xuất khẩu sang các nước trong ASEAN
Cho vay vốn với lãi xuất ưu đãi nhất, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Tỷ lệ lãi xuất của vốn vay này không được cao hơn mức lãi xuất của vốn vay mà doanh nghiệp nước ngồi cùng sản xuất sản phẩm đó phải trả.
3.3.3.2.Có chính sách khuyến khích với các doanh nghiệp.
Đối tượng áp dụng luật thương mại là các doanh nghiệp và các doanh nghiệp đều gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, tổ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và cá nhân từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều được cấp giấy đăng ký kinh doanh và trở thành doanh nghiệp nếu cần.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất nhập khẩu hàng hoá, kể cả xuất nhập khẩu uỷ thác và uỷ thác xuất nhập khẩu được thực hiện theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đièu 3-ND37), nhưng cần phải xin giấy phép xuất nhập khẩu qua Bộ Thương mại nữa. Các chi nhánh tổng công ty, cơng ty cũng được xuất nhập khẩu hàng hố thích hợp theo uỷ quyền của tổng giám đốc doanh nghiệp.
Doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành hàng đều được phép thành lập hiệp hội ngành hàng xuất nhập khẩu theo quy chế của Bộ Thương mại.
Doanh nghiệp Việt Nam được phép nhận gia công cho doanh nghiệp nước ngồi, khơng hạn chế số lượng, chủng loại. Doanh nghiệp Việt Nam
cũng được phép làm đại lý mua, bán hàng hoá cho doanh nghiệp nước ngồi khi có đăng ký kinh doanh phù hợp.