Thay đổi của Chính phủ, tổ chức bộ máy phối hợp tham gia ASEAN.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của VN trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 59 - 62)

ASEAN.

Trước hết, cần phải khẳng định, Việt nam tham gia ASEAN là kết quả của việc thực hiện chính sách đối ngoại đúng đắn “Việt nam muốn làm bạn với tất các nước trên thế giới” và chủ trương đa phương hoá quan hệ đối ngoại, hội nhập với khu vực và thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ; bình đẳng và hợp tác cùng có lợi do Đại hội lần thứ 6 của Đảng cộng sản Việt nam đề ra. Mặt khác, việc ASEAN kết nạp Việt nam làm thành viên đầy đủ của tổ chức này thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế nói chung và các nước trong khu vực nói riêng đối với những thành tựu to lớn đã đạt được trong cơng cuộc đổi mới tồn diện ở Việt nam.

Việt nam tham gia ASEAN mang lại lợi ích khơng phải chỉ cho riêng Việt nam mà còn cho cả khu vực.

Là một quốc gia đông dân thứ hai và nằm ở vị trí địa lý chiến lược quan trọng trong khu vực, Việt nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, nhất là xét trong bối cảnh Việt nam và ASEAN đã từng có thời kỳ đối đầu về chính trị đã đóng phần tích cực vào việc củng cố và tăng cường hồ bình, ổn định và phát triển trong khu vực. Nhân tố này càng đặc biệt quan trọng đối với nước ta, vì sau nhiều năm chiến tranh giành độc lập dân tộc, lúc này hơn lúc nào hết. Việt nam cần hoà bình và ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.

Kết nạp Việt nam vào ASEAN là bước đầu quan trọng, mang tính quyết định và rất ý nghĩa cho quá trình tiến tới ASEAN 10- một tổ chức

tơn giáo, văn hố phấn đấu vì hồ bình, ổn định phát triển và phồn vinh trong khu vực và trên thế giới. Với trên 70 triệu dân và đang có nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, Việt nam tham gia ASEAN góp phần làm cho tổ chức này lớn mạnh thêm về lực lượng và thị trường cũng như tiếng nói trọng lượng hơn trên các diễn đàn quốc tế.

Đối với Việt nam, ngoài nhân tố hồ bình và ổn định như đã đề cập ở trên, gia nhập ASEAN đã góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt nam trên trường quốc tế và là bước đi quan trọng, có ý nghĩa quyết định đầu tiên trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới. ASEAN chắc chắn không chỉ giúp cho Việt nam kinh nghiệm mà còn thúc đẩy và tạo điều kiện cho Việt nam rút ngắn tiến trình hội nhập quốc tế của mình.

Là thành viên của ASEAN, Việt nam sẽ có điều kiện để học tập và chia sẻ những kinh nghiệm phát triển của các nước trong khu vực kể cả những kinh nghiệm thành công cũng như những bài học thất bại. Mặt khác, là thành viên Việt nam hy vọng sẽ tranh thủ được sự ủng hộ và giúp của ASEAN và các nước thành viên cũng như của các nước đối thoại của ASEAN.

Trên lĩnh vực kinh tế, tham gia ASEAN và AFTA sẽ mở ra cho Việt nam cơ hội không những để đẩy mạnh hợp tác kinh tế và thương mại giữa việt nam và các nước ASEAN mà còn với các nước đối thoại của ASEAN, đặc biệt là trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngồi, góp phần thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước. Hơn nữa, Việt nam tham gia AFTA là bước chuẩn bị và cũng là một chứng minh đầy tính thuyết phục để APEC và WTO sớm kết nạp Việt nam, tạo điều kiện cho Việt nam hội nhập nhanh hơn vào tiến trình khu vực hố và quốc tế hố kinh tế và thương mại.

Thủ tướng

Uỷ ban quốc gia về ASEAN VPUBQG

Ban TKQG Bộ ngoại giao Bộ thương mại SEOM

Các bộ phi kinh tế Quốc phòng Các bộ kinh tế Bộ tài chính AFTA unit

Tiểu ban CN Tiểu ban KT

Tuy nhiên, tham gia ASEAN đối với Việt nam khơng phải chỉ có cơ hội và thuận lợi mà cịn có nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt những thách thức của AFTA, ở tầm vĩ mô và vi mô.

Như thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 5, Việt nam đã và sẽ cố gắng để khơng là gánh nặng của ASEAN, góp phần cùng các nước thành viên khác củng cố vai trò của ASEAN trên trường quốc tế. Để mau chóng hội nhập và tham gia một cách bình đẳng, hiệu quả vào các chương trình hoạt động của ASEAN, Việt nam đã xác định đây không chỉ là vấn đề đối ngoại mà thực sự là vấn đề chung, đòi hỏi sự tham gia, phối hợp của các bộ, ngành, địa phương trong cả nước.

Ngày 6/10/1995 thủ tướng chính phủ ra quyết định 651/TTG thành lập Uỷ ban quốc gia về ASEAN để chỉ đạo, điều phối bộ máy cơ chế trong nước nhằm huy động nguồn lực các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp, đoàn thể thực hiện nghĩa vụ và tham gia một cách toàn diện trong ASEAN.

Sơ đồ bộ máy tổ chức về ASEAN của Việt nam.

+

Tham gia thực hiện AFTA, tháng 12 năm 199 Việt nam đã đệ trình các danh mục hàng hố của mình để tham gia thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan. Các bảng danh mục này được xây dựng căn cứ vào các qui định của CEPT/AFTA của ASEAN, đồng thời có xem xét đến các điều kiện thực tế của Việt nam, tránh gây tác động lớn cho nền kinh tế trong thời gian trước mắt, kéo dài đến mức có thể bảo hộ đối với sản xuát trong nước để có thêm thời gian chuẩn bị đối đầu với những thách thức của AFTA.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của VN trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)