Đổi mới chính sách thị trường

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của VN trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 144 - 147)

f. Chính sách thuế quan.

3.2.6.2. Đổi mới chính sách thị trường

Vấn đề đặt ra khi xem xét định hướng thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam là có cần thiết phải duy trì tỷ trọng cao của các nước Châu á hay khơng? Nói cách khác phương châm đa dạng hố thị trường phải chung có nghĩa là phân tán đồng đều các quan hệ buôn bán với tất cả các nước và các khu vực khác.

Rõ ràng là, định hướng thị trường có một tầm quan trọng đặc biệt trong chính sách thương mại nói riêng và đường lối cơng nghiệp hố nói chung. Bởi lẽ, nếu phương hướng thị trường khơng được xác định rõ thì hoặc là nền kinh tế đất nước chậm hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hoặc là nó có thể dễ bị tổn thương do sự phụ thuộc quá lớn vào một khu vực thị

trường bất ổn định nào đó. Việc xác định phương hướng thị trường khơng thể là sự lựa chọn chủ quan mà phải dựa trên sự phân tích những biến chuyển trong nền kinh tế thế giới và khu vực cũng như những nguồn lực hiện có và triển vọng phát triển kinh tế của đất nước.

Ngày nay, mọi người đều thừa nhận là khu vực Châu á - Thái Bình Dương là khu vực kinh tế phát triển năng động và có triển vọng nhất của nền kinh tế thế giới. ở đây, tập trung những xu hướng phát triển kinh tế, khoa học công nghệ điển hình của nền kinh tế thế giới. Các nền kinh tế trong khu vực nằm trong sự phụ thuộc cơ cấu khá chặt chẽ trong một hệ thống phân công lao động nhiều tầng lớp. Nhưng đây cũng là khu vực mở cửa nhất , nếu so với Châu Âu và Bắc Mỹ, Việt Nam lại ở vào một vị thế hết sức quan trọng nối liền Nam và Đông Nam á và Bắc á, vì vậy có thể nói tương lai của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Phương châm đa dạng hố thị trường khơng nên hiểu theo nghĩa phân tán các quan hệ buôn bán để taọ ra một thế cân đối nào đó, bất chấp hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, sự phụ thuộc của Việt Nam và khu vực Châu á - Thái Bình Dương hiện nay khơng giống như sự phụ thuộc vào thị trường các nước Đông Âu trước kia.

Hiện Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN từ tháng 7 năm 1995 và tham gia chương trình CEPT nhằm tiến tới khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm 2006 và từ tháng 11/1998 là thành viên của APEC. Sự kiện này, hiển nhiên là tạo ra cho Việt Nam một thị trường với hơn 400 triệu dân vốn đang chiếm gần 1/ 3 kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm của Việt Nam. Song, AFTA đối với Việt Nam cũng như tất cả các thành viên khác khơng phải là mục tiêu duy nhất và cí cùng. Tự do hố thương mại trong khn khổ ASEAN là bước đi cần thiết và gắn liền tiến trình tự do hố thương mại trong phạm vi APEC và tồn cầu. Vì vậy, tham gia AFTA, khơng có nghĩa là chuyển hướng thị trường

nhất mà Việt Nam nhằm vào khi tham gia AFTA có lẽ là tạo lập mậu dịch nghĩa là làm tăng trưởng lượng buôn bán của Việt Nam hơn là làm thay đổi tỷ trọng của ASEAN trong ngoại thương của Việt Nam. Dĩ nhiên điều này chỉ có thể đạt được khi đồng thời với việc tự do hoá thương mại trong khn khổ ASEAN, Việt Nam phải tích cực mở mang các thị trường khác, trong đó thị trường các nước phát triển là rất quan trọng.

Hiện tai, Nhật Bản là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên dưới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và gần 10% nhập khẩu. Tỷ trọng này có thể sẽ giảm xuống khi quan hệ buôn bán của Việt Nam mở rộng và cơ cấu xuất khẩu thay đổi và hiện nay Nhật Bản nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là nguyên, nhiên liệu. Để duy trì chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản trong tương lai, Việt Nam cần có chính sách đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chế biến mà Nhật bản đang có nhu cầu nhập khẩu. Đó là hải sản, hàng may mặc, các hàng hoá tiêu dùng khơng địi hỏi cơng nghệ tinh vi. Xu hướng nhập khẩu ngày càng tăng và sự thay đổi quan niệm tiêu dùng của người Nhật đang mở ra những cơ hội mới cho các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam thâm nhập thị trường Nhật Bản.

Các nước Đông Bắc á khác bao gồm các nước NICS, Liên Bang Nga và Trung Quốc là thị trường lớn của Việt Nam trong những năm vừa qua. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông thường bằng 2 -3 lần kim ngạch buôn bán hai chiều của Việt Nam với EU. Điều đáng lưu tâm là, những hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam với EU. Điều đáng lưu tâm là những hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam hiện nay cũng là những mặt hàng mà các nước này có nhu cầu nhập khẩu cho tiêu dùng hoặc tái xuất. Đồng thời nhiều mặt hàng xuất khẩu của các nước đó chiếm lĩnh thị trường Việt Nam khá dễ dàng do giá cả và trình độ cơng nghệ phù hợp với nhu cầu của Việt Nam. Việc các nước NICS đang chuyển sang các ngành cơng nghệ địi hỏi vốn và công nghệ cao đang tạo ra những khoảng trống cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, không chỉ

trên thị trường của các nước mà cịn thơng qua đó đến thị trường khác mà trước đó các nước này đã hướng tới.

Mỹ đang là một thị trường tiềm tàng rất đáng coi trọng. Điều này không chỉ hàm ý bản thân dung lượng thị trường của Mỹ mà còn các quy chế thương mại của Mỹ và vị thế của Mỹ trong nền kinh tế thế giới có thể hỗ trợ đắc lực cho các nước đang phát triển. Nếu quan hệ buôn bán với Mỹ được khai thông, Việt Nam sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc và chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (SGP) giành cho các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của VN trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 144 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)