Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ để đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của VN trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 159 - 163)

f. Chính sách thuế quan.

3.3.4. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ để đáp ứng yêu cầu hội nhập.

cầu hội nhập.

Trong các bộ phân then chốt của chính sách tăng trưởng đuổi kịp về kinh tế thì chính sách con ngươì là quan trọng nhất.

Thực tế ở nước ta một trọng những yêú kém và thế lực đối với sự phát triển nền thương mại tự do là chúng ta thiếu cả về số lượng và chất lượng một đội ngũ cán bộ chuyên gia về thương mại trong cơ chế thị trường. Đặc biệt là thiếu nghiêm trọng những người hoạch định chính sách am hiểu tường tận luật pháp về thương mại quốc tế. Thiếu những nhà kinh doanh tinh thông nghiệp vụ dầy dạn kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường.

Ngày nay đều nhận thức được rằng nguồn gốc cuả sự tăng trưởng kinh tế đối với các nước là đổi mới, tiếp thu nhanh chóng các cơng nghệ mới và đầu tư, quan trọng hơn lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào các ý tưởng, kỹ năng chứ không phải là những đầu vào truyền thống về tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Bởi vậy để tạo ra đội ngũ cán bộ, các nhà kinh doanh thương mại đơng đảo khơng cịn cách khác là phải tăng cường đào tạo và đào tạo lại các nhà hoạt động thương mại trở thành những nhà doanh nghiệp có bản lĩnh chính trị, thơng minh, và thơng thạo nghiệp vụ kinh doanh trong cơ chế thị trường, đây là biện pháp quan trọng để nhanh chóng hội nhập khu vực và thế giới.

Một đội ngũ cán bộ có năng lực kinh doanh ngoại thương rất cần cho việc tăng cường xuất nhập khẩu của đất nước thơng qua việc tìm hiểu một cách rõ ràng chính xác những nhu cầu và khả năng đáp ứng các yêu cầu cuả thị trường thế giới. Muốn vậy mỗi cán bộ và nhân viên doanh nghiệp

trước tiên phải giỏi nghiệp vụ ở vị trí hoạt động của mình, đồng thời phải giói cả ngoại ngữ trong đó tiếng Anh là quan trọng.

Ln rèn luyện thói quen, theo rõi ghi nhận, nghiên cứu và phân tích các thơng tin có liên quan tới sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, thị trường mục tiêu, giá cả trên thị trường thế giới … đồng thời phải nắm được kỹ năng sử dụng một số phương tiện phân tích và truyền dữ liệu như máy vi tính, máy fax.

Gắn với cơng việc đào tạo là việc bố trí sắp xếp cơng việc thích hợp với trình độ của đơi ngũ cán bộ để tránh tình trạng người khơng có trình độ chun mơn, khơng có khả năng kinh doanh lại đảm đương những khâu quan trọng trong kinh doanh.

Phương thức đào có thể thực hiện qua nhiều cách khác nhau như đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn, đào gạo chính quy, đào tạo tại chức, đào tạo tại chỗ, đào tạo từ xa, đào tạo trong nước, đào tạo ngồi nước …

Trong suốt q trình phát triển của đất nước, thương mại nói chung

và thương mại quốc tế nói riêng của nước ta đã có vai trị lịch sử rất to lớn. Chính sách thương mại trong mỗi thời kỳ đã góp phần quan trọng thực thi đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.

Nhìn lại chặng đường hơn mười năm đổi mới chính sách thương mại nói chung và chính sách thương mại quốc tế nói riêng, chúng ta đã có thể khằng định những định hướng đúng đắn theo nguyên tắc mở cửa, đa phương hoá, đa dạng hố và đảm bảo tính độc lập tự chủ của đất nước. Nhờ chính sách thương mại đúng đắn đã làm phồn thịnh nền kinh tế trong nước, tăng cường xuất khẩu thu hẹp nhập khẩu, đồng thời đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Mặt khác ta cũng nhìn thấy những khuyết điểm lớn của chính sách thương mại nhất là chính sách thương mại quốc tế đang cản trở quá trình kinh doanh, hạn chế đầu tư và bất cập với yêu cầu thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế.

Đối chiếu với mục đích nghiên cứu luận văn đã rút ra các kết quả sau: * Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến đề tài bao gồm:

Hệ thống hố các lí thuyết về tự do hố thương mại Hệ thống hố các chính sách thương mại quốc tế

Nghiên cứu các kinh nghiệm về đổi mới chính sách thương mại quốc tế của một số nước trên thế giới.

* Với tư liệu phong phú cập nhật luận văn đã phân tích tồn diện và theo quan điểm lịch sử các chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam thời kỳ 1990-1999. Từ đó rút ra những nhận xét đánh giá xác thực về 6 ưu điểm:

Một là, Chính sách thương mại đã từng bước cụ thể hố đường lối

Hai là, Chính sách thương mại vĩ mơ đã đảm bảo thực hiện được

phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá trong lĩnh vực thương mại

Ba là, Chính sách thương mại của nhà nước đã thay đổi theo hướng

ngày càng phù hợp hơn với luật pháp và thơng lệ quốc tế.

Bốn là, Chính sách thương mại đã dần xố bỏ được các định kiến

chuyển đổi chính sách thương mại từ quản lý theo mơ hình kế hoạch hố tập trung sang kiểu quản lý theo cơ chế thị trường .

Năm là, Chính sách thương mại đã thúc đẩy các doanh nghiệp tích

cực tham gia sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu và đã làm tăng kim ngạch xuất khẩu với tốc độ khá cao.

Sáu là, Chính sách thương mại đã thúc đẩy việc chúng ta xuất khẩu

tới thị trường đích và nhập khẩu từ thị trường nguồn.

Các nhược điểm:

Một là, Chính sách thương mại chưa tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa

thị trường xuất khẩu và thị trường nhập khẩu.

Hai là, chúng ta chưa xây dựng được chính sách thị trường và chính

sách sản phẩm xuất khẩu phù hợp với điều kiện nước ta và bối cảnh bên ngoài.

Ba là, cơ cấu thị trường xuất khẩu chưa đảm bảo tỷ trọng hợp lý đặc

biệt đối với các thị trường tiềm năng nhưng khó tính.

Bốn là, chính sách sản phẩm chưa có trong thực tế nên rất lúng túng

trong xuất khẩu và bố trí lại cơ cấu trong nước

Năm là, chính sách thương mại chưa được tuyên truyền thơng tin đầy

đủ và chính xác tới các doanh nghiệp , người tham gia xuất nhập khẩu .

Sáu là, tính đồng bộ và hồn thiện hệ thống chính sách thương mại

của nước ta cịn thấp.

Bẩy là, tính ổn định của chính sách thương mại vĩ mơ chưa cao.

Đề tài khơng tránh khỏi những hạn chế mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý và kinh doanh thương mại .

Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ góp ý của thầy giáo hướng dẫn và các thầy cơ giáo trong khoa thương mại cùng các nhà khoa học và các cơ quan thực tế.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của VN trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 159 - 163)