Nghiên cứu về đào tạo hướng tới việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực hướng tới việc làm (Trang 25 - 33)

10. Cấu trúc của luận án

1.1.2 Nghiên cứu về đào tạo hướng tới việc làm

1.1.2.1 Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi

Từ những năm 80 của thế kỷ trước, nhiều quốc gia trên thế giới như Úc, Mỹ, Anh đã tiến hành cải cách hệ thống GDNN theo hướng đào tạo đáp ứng TTLĐ. Trong cơng trình nghiên cứu “Promotion of linkage between technical and vocational education and the world of work” (Đẩy mạnh kết nối giữa giáo dục kỹ thuật và dạy nghề với thế giới việc làm) [69], UNESCO đã nêu những quan điểm và phương pháp để gắn giáo dục kỹ thuật và dạy nghề với thế giới việc làm, đào tạo gắn với sử dụng lao động. Năm 2002, UNESCO-ILO phát hành cuốn sách “Technical and vocational education and training for the twenty first century” (Giáo dục nghề nghiệp cho thế kỷ 21 [70], UNESCO và ILO cũng đã chỉ rõ vai trị của DoN trong việc tích cực tham gia giảng dạy lý thuyết và thực hành cho những người trong tương lai sẽ hành nghề tại chính các DoN; DoN cần tương tác với các cơ sở đào tạo trong đào tạo nhân lực, thay đổi diện mạo của GDNN, làm cho GDNN gắn với việc làm hơn. Năm 2013, ILO đã phát hành cuốn “Skill Development Initiative: Modular Employable Skills Scheme Feedback from the Field” (Sáng kiến phát triển kỹ năng: Phản hồi về kỹ năng hành nghề trong mô- đun từ lĩnh vực nghiên cứu) do Astha Ummat chủ biên [53].

Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã chỉ rõ việc liên kết giữa đào tạo và việc làm tại Ấn Độ để tạo thuận lợi cho người học dễ dàng tìm kiếm việc làm sau khi kết thúc khóa học. Cơng trình nghiên cứu “Forging strategic partnerships

between stakeholders in TVET - Implications for the Vietnamese vocational education and training system” (Tạo nên sự hợp tác chiến lược giữa các bên liên quan trong TVET - Ý nghĩa đối với hệ thống giáo dục và đào tạo nghề Việt Nam) của Buning, Frank Schnarr, Alexander [55] đã nhấn mạnh vai trò của

DoN trong việc kết nối người học sau khi tốt nghiệp tại cơ sở đào tạo; cơ chế đồng phối hợp giữa nhiều tác nhân như cá nhân, gia đình, cộng đồng, các tổ chức tình nguyện, nhà cung cấp đào tạo, các cơ sở đào tạo công lập, người lao

động và các cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc và chính phủ (theo cấp quản lý ở địa phương, hay cấp quốc gia). Cơng trình nghiên cứu“Training and skills

development in the East ASEAN newly industrialised countries: a comparison and lessons for developing countries” (Đào tạo và phát triển kỹ năng ở các nước công nghiệp mới Đông ASEAN: so sánh và bài học cho các nước đang phát triển) của Zafiris Tzannatos và Geraint Johnes [74] đã nghiên cứu về cách thức triển khai đào tạo kết nối với việc làm tại các nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực Châu Á như Korea, Malaysia, Singapore and Taiwan, China.

Ngồi ra, cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả như “Vocational Education and training in Germany and Sweden” (Giáo dục nghề

nghiệp và đào tạo ở Đức và Thụy Điển) của Lisbeth Lundahh và Theodor Sander [75]; The links between Vocational Training and Higher Education in Switzerland, Austria, and Germany (Liên kết giữa đào tạo nghề và giáo dục đại học ở Thụy Sĩ, Áo và Đức) của Rita Nikolai và Christian Ebner [81]; Linking Vocational Training with the Enterprises - Asian Perspective (Liên kết đào tạo nghề với các doanh nghiệp - Quan điểm châu Á) của Chana Kasipar, Mac Van Tien, Se-Yung LIM, Pham Le Phuong, Phùng Quang Huy, Alexander Schnarr, Wu Quanquan, Xu Ying, Frank Bünning [56] đã phân tích lợi ích của các bên khi tham gia hợp tác đào tạo giữa NT và DoN và đưa ra những giải pháp về đào tạo tăng cường gắn kết đào tạo với việc làm như đào tạo tại DoN, DoN cử chuyên gia đào tạo nghề tay nghề cao tham gia giảng dạy tại trường.

Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu nêu trên nghiên cứu theo vấn đề về đào tạo gắn với nhu cầu của TTLĐ, của xã hội, gắn đào tạo với sử dụng nói chung mà chưa đề cập tới đào tạo hướng tới việc làm.

1.1.2.2 Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước

Trong nước, một số tác giả đã nghiên cứu đào tạo gắn với việc làm. Trong cơng trình nghiên cứu “Mô-đun kỹ năng hành nghề - Phương pháp tiếp cận, hướng dẫn biên soạn và áp dụng”[9], Nguyễn Minh Đường đã đề cập đến phương pháp xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo nghề theo mô-đun kỹ năng hành nghề (ký hiệu là MKH), với mỗi MKH tương đương với một nghề xã

hội và một MHK sẽ được cấu trúc thành nhiều mô-đun khác nhau, tương ứng với những công việc hợp thành MHK hay nghề xã hội đó. Đây là cơng trình đầu tiên ở nước ta đề cập tới đào tạo nghề theo mô-đun gắn với việc làm. Cơng trình“Các giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực

có trình độ trung học chun nghiệp ở Việt Nam” của Phan Văn Kha [25] đã chỉ

ra tính tất yếu và lợi ích quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực trong cơ chế thị trường, các yếu tố ảnh hưởng và một số nguyên tắc trong thiết lập quan hệ đào tạo - sử dụng nhân lực. Cơng trình “Đào tạo nh n lực đáp ứng u cầu

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế” của Nguyễn Minh Đường và Phan Văn Kha [12] đã giới thiệu cơ sở lý luận và thực trạng về đào tạo nhân lực, chỉ rõ mối quan hệ cung cầu nhân lực trên TTLĐ trong nền KTTT đồng thời đề xuất các giải pháp về đào tạo nhân lực hướng tới đáp ứng nhu cầu xã hội. Cơng trình “Một số vấn đề

về quản lý cơ sở dạy nghề” của Nguyễn Đức Trí, Phan Chính Thức [46] đã nhấn

mạnh tới yếu tố liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp. Cơng trình “Đào tạo theo nhu cầu xã hội ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp” của

Bành Tiến Long [28] đã nêu lên thực trạng về đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội ở Việt Nam và đưa ra một số giải pháp để phát triển đào tạo đáp ứng với nhu cầu xã hội trong đó có các giải pháp như: Tăng cường hợp tác giữa nhà trường và bên sử dụng lao động; xây dựng các danh mục nghề và các tiêu chuẩn nghề nghiệp; kiểm tra và đánh giá các năng lực nghề nghiệp.

Một số luận án tiến sĩ như “Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với

doanh nghiệp” của Trần Anh Tài [38] đã coi NT và DoN là hai thành tố của TTLĐ và nhận định rằng qua quá trình hợp tác liên kết, các trường và DoN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cung cấp cho nhau các thông tin về nhu cầu nhân lực vốn luôn biến động để kịp thời điều chỉnh quá trình đào tạo, tạo điều kiện cho các trường nâng cao chất lượng đào tạo. Luận án tiến sĩ “Những giải pháp phát

triển đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa” của Phan Chính Thức [43] đã đề cập tới hệ thống đào tạo nghề dưới

thực trạng, các vấn đề của hệ thống đào tạo nghề của Việt Nam và đề xuất các giải pháp để phát triển đào tạo nghề. Luận án tiến sĩ “Phát triển đào tạo nghề đáp

ứng nhu cầu xã hội” của Phan Minh Hiền [19] đã đưa ra nhận định, để đáp ứng nhu cầu xã hội đào tạo nghề phải chuyển mạnh từ hướng cung sang hướng cầu, gắn với nhu cầu xã hội.

Các cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra những giải pháp như hồn thiện chính sách theo hướng đào tạo gắn với việc làm, thay đổi cơ cấu hệ thống, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV, đầu tư CSVC, tăng cường hợp tác giữa NT và CSSDLĐ, tăng tính tự chủ của các trường để đào tạo hướng tới quy luật cung cầu của TTLĐ.

1.1.3 Nghiên cứu về quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực hướng tới việc làm trong giáo d c nghề nghiệp

1.1.3.1 Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi

Cơng trình “Managing TVET to meet labor market demand” (Quản lý

giáo dục và đào tạo nghề kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động) của

Richard Noonan [66] đã nêu lên các khái niệm về TTLĐ, phân tích những đặc điểm của TTLĐ đồng thời phân tích quy luật cung cầu của TTLĐ. Tác giả nhấn mạnh tới việc xác định nhu cầu về nhân lực trong TTLĐ để các trường QLĐT đáp ứng nhu cầu của TTLĐ. Cơng trình “Managing vocational training systems”(Quản lý hệ thống đào tạo nghề) của Vladimir Gasskov [71] đã hệ thống

hóa các phương pháp quản lý, tổ chức hệ thống GDNN công lập và đề xuất khung năng lực quản lý cho các nhà quản trị viên cao cấp nhằm khuyến khích họ tiến tới mức độ chuyên nghiệp cao nhất. Serge Cơté trong cơng trình “L’ingénierie de la

formation professionnelle et technique” (Công nghệ đào tạo nghề kỹ thuật) [79]

đã giới thiệu chi tiết các nội dung quản l đào tạo nghề từ chính sách vĩ mơ của nhà nước đến triển khai đào tạo tại cơ sở. Cơng trình nghiên cứu “Some generic

issues in TVET management” (Một số vấn đề cơ bản trong quản lý hệ thống GDNN) của Geogre Predley [60] đã nêu 09 nhóm vấn đề nổi cộm trong quản lý hệ thống GDNN gồm các nội dung sau: Tập trung so với phi tập trung hóa; tự chủ so với minh bạch hóa; đầu vào so với đầu ra; quản trị so với quản lý; quỹ đầu tư công so với quỹ đầu tư tư nhân; chính sách GDNN so với khn khổ lập

pháp; cấu trúc hệ thống GDNN và các hệ thống quản l cơ sở GDNN. Từ 09 nhóm vấn đề quản l cơ bản nêu trên, cơng trình nghiên cứu “An overview of

contemporary TVET Management Practice” (Tổng quan về thực tiễn quản lý giáo dục và đào tạo nghề kỹ thuật hiện đại) của Geogre Predley cũng đã mở

rộng nghiên cứu tổng quan về thực tiễn quản lý GDNN hiện đại với 11 chức năng quản lý [59], bao gồm: Lập kế hoạch chiến lược, quản lý tài chính, quản lý thơng tin, quản lý sinh viên, quản lý nhân sự, quản l CTĐT và chương trình giảng dạy, quản lý bài giảng, quản l đánh giá, quản lý CSVC, quản lý chất lượng và quản lý trách nhiệm và hiệu suất.

Trong cơng trình “OECD reviews of vocational education and training, Learning for Jobs” (Đánh giá của OECD về giáo dục và đào tạo nghề. Học vì việc làm) [64], OECD đã tổng hợp kết quả nghiên cứu về hệ thống giáo dục và

đào tạo nghề từ 17 báo cáo quốc gia và nêu lên những khía cạnh đáng bàn về GDNN như giá trị của các CTĐT nghề đối với thanh niên, sự cần thiết phải làm cho GDNN phù hợp với xã hội hiện đại, đào tạo đáp ứng nhu cầu của TTLĐ. Cơng trình “Guide de gestion des systèmes de formation professionnelle et

d’apprentissage en Afrique subsaharienne” (Hướng dẫn quản lý hệ thống đào tạo nghề và học nghề tại các nước Châu phi cận Sahara) của Serge Côté [78] cũng đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý GDNN ở cấp trung ương đối với các nước Châu Phi cận Sahara trong đó nêu bật vai trị của quản lý của địa phương (cấp trung gian đối với hệ thống đào tạo nghề.

Các cơng trình kể trên đã đề cập tới quản lý đào tạo trong GDNN hướng tới nhu cầu xã hội, tuy nhiên mới chỉ đề cập đến quản lý cấp vĩ mô với chủ thể quản lý là nhà nước. Các cơng trình này chưa đi sâu vào phân tích các khía cạnh quản lý đầu vào, quá trình dạy học, đầu ra đảm bảo đào tạo gắn kết chặt chẽ với việc làm ở mỗi trình độ đào tạo nghề.

1.1.3.2 Các cơng trình nghiên cứu trong nước

Trong nước đã có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề này.

“Quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu xã hội”

của Đỗ Văn Tuấn [50] đã đề cập tới thực trạng và một số biện pháp QLĐT ở các trường cao đẳng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, tuy nhiên, bài viết chỉ tập trung vào giải quyết các vấn đề của trường cao đẳng nghề. Cơng trình “Đổi mới

quản lý nhà trường GDNN trong quá trình hội nhập quốc tế” của Trần Trung và

các đồng nghiệp [49] đã chỉ ra xu hướng phát triển GDNN và đề xuất các mơ hình trường GDNN mới phù hợp với điều kiện ở Việt Nam (trường Trung học kỹ thuật và nghề nghiệp; trường Cao đẳng kỹ thuật và nghề nghiệp); xây dựng được các nội dung quản lý chất lượng NT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể; đồng thời đề xuất các giải pháp cơ bản vận dụng quản lý chất lượng tổng thể trong quản lý chất lượng NT trong GDNN đảm bảo phù hợp với điều kiện KTTT và quá trình HNQT.

Luận án tiến sỹ “Quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát

triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” của Đào Thị Thanh Thủy [42] đã nghiên cứu sâu về kết hợp đào tạo giữa NT với DoN hoặc các khu công nghiệp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần giải quyết việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp. Luận án tiến sĩ “Quản lý đào tạo nghề

ở các trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội”của Nguyễn Thị

Hằng [17] đã nghiên cứu nội dung QLĐT nghề dưới các phương diện: Quản lý việc xác định NCĐT; quản lý việc lập kế hoạch và thiết kế đào tạo; quản lý việc triển khai đào tạo; quản lý việc đánh giá đào tạo và mối liên kết giữa trường dạy nghề và DoN. “Quản lý đào tạo nghề tại các trường cao đẳng nghề theo tiếp

cận năng lực thực hiện” của Phạm Thị Thúy Hồng [20] đã đề xuất các giải pháp

quản l đào tạo theo TCNL ở các trường cao đẳng nghề. Luận án tiến sĩ “Quản lý đào tạo theo năng lực thực hiện Nghề Kỹ thuật xây dựng ở các trường cao đẳng xây dựng”của Đào Việt Hà [14] đã sử dụng tiếp cận theo mơ hình CIPO và

TCNL để đưa ra các giải pháp QLĐT nghề Kỹ thuật xây dựng ở các trường cao đẳng xây dựng. Luận án tiến sĩ “Quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục

nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai” của Đoàn Như Hùng [21] đã nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực

tiễn quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở GDNN và DoN khu công nghiệp Đồng Nai và đề xuất các giải pháp cụ thể về. Luận án tiến sĩ “Quản lý liên kết đào tạo

cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực của các khu cơng nghiệp tại Bình Dương” của Phan Trần Phú Lộc [31] đã đề xuất một số giải pháp quản lý liên kết

đào tạo giữa trường cao đẳng nghề và DoN nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của các DoN trong các khu cơng nghiệp tại Bình Dương.

Các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống đào tạo nghề, GDNN nói chung và trình độ cao đẳng nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, các cơng trình này khơng đi sâu vào nghiên cứu lý luận, thực tiễn và giải pháp gắn công tác QLĐT trình độ trung cấp với việc làm.

Về QLĐT ở trình độ trung cấp hướng tới việc làm, có một số tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này như sau:

Cơng trình nghiên cứu “Quản lý quá trình đào tạo ở trường trung cấp

chuyên nghiệp của Nguyễn Đức Trí [47] đã nêu bật triết lý của đào tạo theo

năng lực thực hiện là sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo TCCN với TTLĐ, giữa đào tạo và yêu cầu của chỗ làm việc, người sử dụng lao động và các ngành nghề kinh tế. Tác giả đồng thời cũng tập trung đi sâu vào phân tích các nội dung chủ yếu của quản l quá trình đào tạo ở trường TCCN trên các phương diện: Quản lý tuyển sinh đầu vào; quản lý nội dung, CTĐT trình độ TCCN, quản lý hoạt động dạy, học và nền nếp dạy - học, quản lý việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập trong đào tạo TCCN và tổ chức triển khai sự phối hợp giữa NT với CSSDLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực hướng tới việc làm (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)