10. Cấu trúc của luận án
1.4 Đào tạo theo tiếp cận năng lực hướng tới việc làm
1.4.1 Triết lý đào tạo
1.4.1.1 Học để thành thạo các cơng việc của nghề, để có cơ hội tìm được việc làm
Theo triết lý này, học nghề khơng phải chỉ để biết mà cái chính là để làm, người học phải có được những năng lực cần thiết để thực hiện thành thạo các công việc của nghề phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng lao động thì mới có cơ hội tìm được việc làm. Điều này dẫn đến yêu cầu là nội dung CTĐT phải được cấu trúc theo mô-đun năng lực; các công việc của nghề và GV cũng phải dạy học theo các công việc của nghề. Chuẩn nghề nghiệp là thước đo của sự thành thạo công việc của nghề.
1.4.1.2 Chuẩn nghề nghiệp là thước đo của sự thành thạo công việc của nghề
Triết l này đề ra yêu cầu về mức độ thành thạo công việc của nghề là phải đạt được những chuẩn quy định, thường được gọi là chuẩn nghề nghiệp. Những chuẩn này được xây dựng dựa trên đặc thù của công việc mỗi nghề/việc làm theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Điều này nói lên yêu cầu mục tiêu của CTĐT phải được xây dựng theo chuẩn nghề nghiệp/việc làm chứ không phải do GV tự đặt ra.
1.4.1.3 Để thành thạo cơng việc cần có những điều kiện nhất định
Học nghề chủ yếu là học sản xuất, do vậy, cũng như trong sản xuất, người học cần có những điều kiện cần thiết như: Máy móc, thiết bị, cơng cụ, điện, ánh sáng…để có thể thực hiện được các công việc của nghề đạt chuẩn quy định và phát triển năng lực của mình trong quá trình học tập. Triết l này đã đề ra một yêu cầu đối với dạy học theo TCNL là phải có đầy đủ CSVC, trang thiết bị cần thiết
thì việc dạy học mới có kết quả.
Tóm lại, triết lý của đào tạo theo TCNL là dạy học phải gắn với sản xuất, với việc làm và trong điều kiện càng giống với môi trường sản xuất thực tế càng tốt.
1.4.2 Nguyên tắc đào tạo
Dựa vào triết l nêu trên, đào tạo theo TCNL cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1.4.2.1 Đào tạo phải xuất phát từ chuẩn nghề nghiệp
Để đào tạo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của người sử dụng lao động cũng như của TTLĐ, điều quan trọng đầu tiên là mục tiêu/chuẩn đầu ra của CTĐT phải xuất phát từ chuẩn nghề nghiệp của người lao động mà TTLĐ địi hỏi chứ khơng phải do các nhà giáo dục tự đặt ra. Để làm được điều này, cần tiến hành phân tích việc làm tại vị trí lao động cụ thể để xác định khung năng lực của từng việc làm.
Cùng với sự phát triển của KHCN cũng như của sản xuất, chuẩn nghề nghiệp luôn thay đổi, do vậy, khung năng lực của từng việc làm cũng như mục tiêu/chuẩn đầu ra của CTĐT cũng phải thay đổi theo. Nói một cách khác, mục tiêu/chuẩn đầu ra của CTĐT phải được cải tiến định kỳ khoảng 2-3 năm một lần để khỏi bị lạc hậu so với nhu cầu về chất lượng nhân lực của TTLĐ.
1.4.2.2 Các tiêu chí, chuẩn đánh giá và điều kiện thực hiện phải được công bố công khai trước cho người học.
Nguyên tắc này địi hỏi người dạy phải cơng bố rõ ràng, cụ thể mục tiêu đào tạo và các tiêu chí đánh giá kết quả học tập cũng như các điều kiện cần thiết cho người học trước khi thực hiện q trình đào tạo để người học có định hướng rõ ràng mục tiêu cần đạt và phấn đấu để đạt được trong quá trình học tập. Mặt khác, GV cũng phải đổi mới phương pháp dạy, đặc biệt là phương pháp đánh giá, không được đánh giá theo phương pháp truyền thống không theo chuẩn hoặc dựa vào chuẩn tương đối, so sánh thành tích giữa những người học với nhau. Thay vào đó, phải đánh giá theo tiêu chí để đạt được năng lực của từng công việc cụ thể.
Bản chất của dạy và học theo năng lực là học đến đâu thành thạo cơng việc đến đó để cuối cùng người học cơ hội tìm được việc làm. Điều này địi hỏi GV phải dạy thực hiện từng cơng việc một, học cho đến khi người học có năng lực làm thành thạo cơng việc đó đạt chuẩn quy định, nếu chưa thành thạo thì chưa chuyển sang học công việc khác. Như vậy, sau khi học hết chương trình khóa học người học sẽ có khả năng thực hiện thành thạo mọi cơng việc của nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm trong TTLĐ.
Nguyên tắc này cũng đòi hỏi phải thay đổi CTĐT từ cấu trúc môn học sang cấu trúc mô-đun năng lực từng nhiệm vụ, từng công việc của nghề. Mặt khác, dạy học cũng phải chuyển từ dạy học theo môn học sang dạy học tích hợp giữa lý thuyết với thực hành theo năng lực từng công việc của nghề.
1.4.2.4 Quan t m đến kết quả, ít quan t m đến thời gian
Trong đào tạo theo TCNL, người ta quan tâm đến kết quả mà người học cần đạt được, kết quả cuối cùng là năng lực cần thiết mà mà người học cần có để thực hiện thành thạo từng công việc của nghề. Tùy thuộc vào điều kiện dạy học và năng lực của người học mà thời gian dạy học để HS thành thạo cơng việc có thể thay đổi cho phù hợp. Thời gian học tập cho từng công việc được thiết kế ban đầu chỉ mang tính kế hoạch, tùy thuộc điều kiện cụ thể của từng lớp học, thời gian dạy học có thể thay đổi cho phù hợp.
1.4.2.5 Tạo điều kiện cho người học học theo nhịp độ riêng và bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện.
Tùy thuộc vào năng lực của người học mà thời gian để mỗi HS học nhằm thành thạo một cơng việc có thể khác nhau. Do vậy, khơng thể chờ đến lúc mọi HS học đều thành thạo cơng việc đó mới dạy sang cơng việc khác. Điều này nói lên yêu cầu phải dạy học phân hóa và cá nhân hóa trong dạy học.
1.4.2.6 Đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực
Nguyên tắc này đòi hỏi dạy học theo TCNL phải đánh giá kết quả học tập theo chuẩn năng lực, không thể đánh giá theo phương pháp truyền thống: Lý thuyết tách rời thực hành và thái độ, khơng có chuẩn cụ thể, rõ ràng. Nói một cách khác, đào tạo theo TCNL đòi hỏi phải đổi mới cách đánh giá.
1.4.3 Đặc điểm đào tạo
1.4.3.1 Định hướng đầu ra - năng lực hành nghề
Đặc điểm cơ bản nhất của đào tạo theo TCNL hướng tới việc làm là nó khơng tập trung vào việc cung cấp thật nhiều kiến thức cho người học (tiếp cận nội dung) mà chú trọng vào kết quả, vào đầu ra của q trình đào tạo, có nghĩa là sau khi kết thúc bài học, khố học, người học sẽ có được những năng lực gì, có thể làm được những cơng việc nào? Việc thực hiện các cơng việc đó đạt mức độ nào để có cơ hội tìm được việc làm chứ khơng phải có được những kiến thức gì.
Theo định hướng đầu ra, mỗi người học sẽ phải hướng tới năng lực để thực hiện thành thạo các cơng việc của vị trí việc làm xác định để có cơ hội tìm được việc làm. Người học thực sự được coi là trung tâm và có cơ hội phát huy tính tích cực, chủ động của mình. Với quan điểm của thuyết “Học thơng thạo” (“Mastery Learning” thì trong phương thức đào tạo theo TCNL không quy định cứng nhắc về thời gian học mà thời gian học phụ thuộc và khả năng của người học và các điều kiện của nhà trường. Người học được phép tích luỹ tín chỉ về những gì đã học trước đó, khơng phải học lại những điều đã học một khi đã được công nhận là đã thơng thạo, có khả năng thực hiện chúng theo tiêu chuẩn quy định.
1.4.3.2 Tuyển sinh hướng tới việc làm
- Tuyển sinh theo nhu cầu việc làm của TTLĐ: Với phương thức đào tạo này, tuyển sinh hàng năm của các cơ sở GDNN không chỉ căn cứ vào khả năng của trường mà còn phải căn cứ vào nhu cầu việc làm của TTLĐ để sau khi tốt nghiệp người học có cơ hội tìm được việc làm.
- Tuyển sinh nhiều trình độ đầu vào: Có thể tuyển sinh với nhiều trình độ đầu vào miễn là người học có khả năng học tập các năng lực phù hợp và hiệu quả.
- Tuyển sinh vào nhiều thời điểm trong năm: Đào tạo theo mô-đun và học chế tín chỉ nên việc tuyển sinh có thể thực hiện vào nhiều thời điểm trong năm theo kế hoạch đào tạo của trường.
- Đánh giá đầu vào và thừa nhận năng lực đã có của người học: Đây là một trong những đặc điểm quan trọng. Đánh giá đầu vào để xác định và công
nhận những năng lực mà người học đã có, họ được miễn giảm những mô-đun tương ứng của CTĐT mà không phải học lại.
1.4.3.3 Tổ chức quá trình đào tạo
- Phân loại và phân lớp học theo năng lực đầu vào: Khi đã xác định được năng lực đầu vào của người học thì có thể phân loại và phân lớp học theo năng lực đầu vào để trên cơ sở đó, lựa chọn nội dung CTĐT cho phù hợp với từng lớp.
- Dạy học các mô-đun năng lực theo từng công việc của nghề: Khi chưa thành thạo công việc này thì chưa chuyển sang dạy học cơng việc khác.
- Đánh giá KQHT theo chuẩn đầu ra, các tiêu chí và chuẩn phải được công bố trước cho người học. Học xong mỗi mô-đun người học được đánh giá và nếu đạt thì được cấp chứng chỉ để có thể tìm việc làm hoặc học tiếp, khi hội đủ các chứng chỉ thì được cấp bằng tốt nghiệp. Những năng lực đã có được cơng nhận không phải đánh giá lại.
1.4.3.4 Đánh giá đầu ra
Đánh giá trong đào tạo theo TCNL là một quá trình thu thập chứng cứ và đưa ra những phán xét về một năng lực nào đó đã đạt được hay chưa ở người học tại một thời điểm nhất định theo những yêu cầu thực hiện đã xác định trong tiêu chuẩn nghề hoặc chuẩn đầu ra.
Năng lực đầu ra được đánh giá thơng qua các tiêu chí cụ thể. Điều này có nghĩa là đo kết quả của sự thực hiện các công việc của nghề hay thành tích đạt được của mỗi cá nhân trong sự so sánh với các tiêu chí và chuẩn đề ra chứ không phải so sánh bằng điểm số với người khác và cũng không thể đánh giá theo phương pháp truyền thống: Kiến thức tách rời kỹ năng và thái độ, khơng có chuẩn cụ thể, rõ ràng. Đào tạo theo năng lực đòi hỏi phải đổi mới cách đánh giá.
1.5 Một số mơ hình đào tạo
1.5.1 Mơ hình đào tạo theo q trình
Mơ hình đào tạo theo q trình đưa ra các yếu tố của quá trình đào tạo bắt đầu từ các yếu tố đầu vào, quá trình dạy học và các yếu tố đầu ra. Mơ hình được thể hiện như ở Sơ đồ 1.1 [13].
Đầu vào của quá trình đào tạo bao gồm HS trúng tuyển, GV, CTĐT, CSVC, TBDH cần thiết cho việc tổ chức quá trình đào tạo. Bởi vậy, quản lý các yếu tố đầu vào bao gồm:
- Tuyển sinh: Tuyển sinh phải đảm bảo chất lượng và số lượng cho từng
khóa đào tạo. Để có chất lượng tuyển sinh, các trường cần tổ chức tuyển sinh nghiêm túc theo quy định hiện hành. Trong quá trình tiếp xúc với HS ngay từ những ngày đầu nộp hồ sơ, NT cần tư vấn cho người học định hướng lựa chọn ngành, nghề phù hợp với khả năng của HS, không thu hút bằng mọi cách.
ơ đ 1.1 Mơ hình đào tạo theo quá trình
- Đội ngũ GV: Đội ngũ GV phải có đủ số lượng, có cơ cấu ngành nghề và
trình độ phù hợp với yêu cầu của các khóa đào tạo hàng năm của trường. Để có được đội ngũ GV như vậy, NT cần quan tâm đến việc tuyển chọn, sử dụng cũng như đào tạo và bồi dưỡng để GV hàng năm.
- CTĐT: CTĐT phải thường xuyên được cải tiến để cập nhật được yêu
cầu của TTLĐ và tiếp cận dược với các tiến bộ KHCN.
- CSVC, TBDH (nhà xưởng, phòng học, thư viện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy...): Phải đủ chủng loại và số lượng, đảm bảo chất lượng và luôn sẵn sàng hoạt
động để đáp ứng NCĐT.
1.5.1.2 Quá trình dạy học
Quá trình dạy học bao gồm việc tổ chức quá trình dạy học và thực hiện dạy học. 1.5.1.3 Các yếu tố đầu ra ĐẦU VÀO - Tuyển sinh - CTĐT - Đội ngũ GV, - CBQL và nhân viên - CSVC và TBDH QUÁ TRÌNH DẠY HỌC -Tổ chức quá trình dạy học - Thực hiện quá trình dạy học ĐẦU RA
- Năng lực đầu ra của người học tốt nghiệp. - Cơ hội tìm việc làm - Tiền lương
Các yếu tố đầu ra bao gồm chất lượng đầu ra là năng lực đầu ra của HS tốt nghiệp và hiệu quả đầu ra là tỉ lệ HS tốt nghiệp tìm được việc làm và tiền lương cũng như sự thăng tiến nghề nghiệp của họ.
1.5.2 Mơ hình đào tạo theo chu trình
Mơ hình đào tạo theo chu trình (Circular Training Model) ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước ở Hoa Kỳ và ngày nay đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Mơ hình đào tạo theo chu trình xuất phát từ quan điểm: Trong cơ chế thị trường, xác định NCĐT là cơ sở đầu tiên và quan trọng của q trình đào tạo. Mỗi khóa đào tạo đều được thực hiện theo một chu trình khép kín và nối tiếp nhau bao gồm 4 bước: Xác định NCĐT; lập kế hoạch và thiết kế đào tạo; triển khai đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo. Vì nhu cầu của xã hội luôn biến động từ số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề đến trình độ đào tạo nên để đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng, sau một chu trình đào tạo, các trường lại phải bắt đầu một chu trình đào tạo mới với việc xác định NCĐT làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, thiết kế và triển khai đào tạo phù hợp với nhu cầu mới của TTLĐ [11], [13]. Mơ hình này được thể hiện như ở Sơ đồ 1.2.
ơ đ 1.2 Mơ hình đào tạo theo chu trình
1.5.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định NCĐT là xuất phát điểm của đào tạo trong cơ chế thị trường. Xác định đúng NCĐT là cơ sở để thiết kế, tổ chức khóa đào tạo sát với nhu cầu sử dụng, giúp “cung” phù hợp với “cầu”. Mỗi trường chỉ có thể đào tạo một số
Lập kế hoạch và thiết kế đào tạo Triển khai đào tạo Đánh giá kết
quả đào tạo
Xác định nhu cầu
ngành nghề với số lượng nhất định. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu TTLĐ, cần phải xác định NCĐT hàng năm cho phù hợp để tránh đào tạo ngành thì thừa, ngành thì thiếu. Việc xác định NCĐT xuất phát từ nhu cầu sử dụng nhân lực của các CSSDLĐ, của TTLĐ. Xác định NCĐT nhằm mục tiêu: Xác định phạm vi các ngành nghề và số lượng, trình độ đào tạo; xác định chuẩn đầu ra của các CTĐT; xác định hình thức đào tạo phù hợp.
1.5.2.2 Lập kế hoạch và thiết kế các khóa đào tạo
- Lập kế hoạch đào tạo
Sau khi đã xác định được NCĐT của TTLĐ, mỗi trường cần lập kế hoạch đào tạo phù hợp với khả năng đào tạo. Kế hoạch hàng năm làm căn cứ thiết kế và triển khai các khóa đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội, theo quy luật cung - cầu.
Kế hoạch bao gồm: Kế hoạch dự kiến các khóa đào tạo dài hạn và ngắn hạn mà các trường sẽ tổ chức trong năm; kế hoạch chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng như kế hoạch phát triển đội ngũ GV, chuẩn bị CSVC, mua sắm trang thiết bị, phát triển chương trình, giáo trình, học liệu, huy động vốn...
- Thiết kế các khóa đào tạo