10. Cấu trúc của luận án
2.3 Thực trạng về đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực hướng
2.3.1 Thực trạng về tuyển sinh
Tác giả đã tiến hành khảo sát 605 CBQL và GV theo 5 tiêu chí và thu được kết quả như ở Bảng 2.4.
Bảng 2.4. Đánh giá về hình thức tuyển sinh
Ti u chí đánh giá Mức độ Điểm trung bình ̅ Kém TB Khá Tốt SL % SL % SL % SL %
1. Tuyển sinh theo kết quả khảo sát nhu cầu về vị trí việc làm của TTLĐ
200 33.1 199 32.9 111 18.4 95 15.6 2.16 ±0.7
2.Tuyển sinh nhiều trình độ đầu vào đối với một CTĐT
12 2 68 11.2 300 49.6 225 37.2 3.2 ±0.6
3. Tuyển sinh vào nhiều
thời điểm trong năm học 0 0 63 10.4 213 35.2 329 54.4
3.4 ±0.6 4. Tuyển sinh trên cơ sở
đánh giá năng lực đầu vào của người học và thừa nhận năng lực đã có của người học
37 6.1 102 16.9 290 47.9 176 29.1 3 ±0.6
5. Phân loại và phân lớp
theo năng lực đầu vào 90 14.8 210 34.7 217 35.9 88 14.6
2.5 ±0.7
Kết quả khảo sát cho thấy, các cơ sở GDNN đã thực hiện các hình thức tuyển sinh khác nhau. Trong đó, tiêu chí tuyển sinh vào nhiều thời điểm trong năm được đánh giá ở mức tốt với điểm trung bình ̅ = 3.4; các tiêu chí tuyển sinh nhiều trình độ đầu vào đối với một CTĐT và tuyển sinh trên cơ sở đánh giá năng lực đầu vào của người học và thừa nhận năng lực đã có của người học được đánh giá ở mức khá với ̅ = 3,2 và ̅ = 3. Riêng hai tiêu chí, tuyển sinh theo kết quả khảo sát nhu cầu về vị trí việc làm của TTLĐ và phân loại, phân lớp theo năng lực đầu vào được đánh giá ở mức trung bình với điểm trung bình lần lượt là ̅ = 2.16 và ̅= 2.5. Kết quả trên cho thấy các trường hiện nay vẫn đang tuyển sinh theo các phương pháp truyền thống mà chưa theo quy luật cung cầu của TTLĐ, theo nhu cầu việc làm. Do vậy, các trường cần quan tâm hơn đến tuyển sinh trên cơ sở xác định nhu cầu việc làm để tránh tình trạng đào tạo vừa thừa vừa thiếu như hiện nay.