Thực trạng về việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực hướng tới việc làm (Trang 96 - 99)

10. Cấu trúc của luận án

2.3 Thực trạng về đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực hướng

2.3.9 Thực trạng về việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp

Tác giả đã tiến hành khảo sát đánh giá về thực trạng việc làm của HS sau khi tốt nghiệp 06 tháng đối với 272 CHS của các trường theo 9 tiêu chí để thấy được mức độ đào tạo trình độ trung cấp hướng tới việc làm đã đáp ứng được nhu cầu nhân lực của TTLĐ đến đâu. Kết quả khảo sát thể hiện như ở Bảng 2.17.

Bảng 2.17. Đánh giá về thực trạng tìm việc làm của HS sau khi tốt nghiệp

Ti u chí đánh giá Số lượng Tỷ lệ %

1. Khơng tìm được việc làm 49 18

2. Tìm được việc làm ngay, việc làm đúng ngành đào tạo 43 16 3. Tìm được việc ngay, việc làm khơng đúng ngành đào

tạo 59 22

4. Tìm được việc làm trong thời hạn dưới 3 tháng, việc

làm đúng ngành đào tạo 20 7

5. Tìm được việc làm trong thời hạn dưới 3 tháng, việc

làm không đúng ngành đào tạo 27 10

6. Tìm được việc làm trong thời hạn 3-6 tháng, việc làm

đúng ngành đào tạo 16 6

7. Tìm được việc làm trong thời hạn 3-6 tháng, việc làm

không đúng ngành đào tạo 25 9

8. Tìm được việc làm sau 6 tháng, việc làm đúng ngành

đào tạo 14 5

9. Tìm được việc làm sau 6 tháng, việc làm không đúng

Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 34% HS tốt nghiệp tìm được việc làm, việc làm đúng ngành đào tạo trong khoảng thời gian 6 tháng. So với tổng số, tỷ lệ HS tìm được việc làm đúng ngành đào tạo cịn ít. Trong khi đó, tỷ lệ HS tốt nghiệp tìm được việc làm trong khoảng thời gian 6 tháng, việc làm không đúng ngành đào tạo chiếm 48%. Bên cạnh đó, tỷ lệ HS tốt nghiệp khơng tìm được việc làm chiếm tới 18% là khá cao.

Tác giả đã khảo sát 272 HS tốt nghiệp của các trường về năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu việc làm của các CSSDLĐ. Kết quả khảo sát như ở Bảng 2.18. và được thể hiện như sau:

Bảng 2.18. Đánh giá của CHS về mức độ đáp ứng việc làm sau khi tìm được việc làm

Ti u chí đánh giá Số lượng Tỷ lệ %

1. Làm được ngay 76 28

2. Phải được CSSDLĐ cử người k m cặp thời gian đầu 107 39

3. Phải được CSSDLĐ bồi dưỡng thêm 40 15

4. Phải được CSSDLĐ đào tạo lại 36 13

5. Khác 13 5

Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ HS tốt nghiệp làm được việc ngay chiếm 28% trong khi đó, tỷ lệ HS tốt nghiệp phải được CSSDLĐ cử người kèm cặp thời gian đầu chiếm 39%; tỷ lệ HS tốt nghiệp làm việc tại CSSDLĐ cần được bồi dưỡng thêm là 15% và tỷ lệ phải đào tạo lại là 13%. Như vậy, có đến 72% HS tốt nghiệp cần được CSSDLĐ bồi dưỡng thêm, đào tạo và đào tạo lại để có thể đáp ứng được yêu cầu của việc làm. Điều này nói lên rằng chất lượng đào tạo trình độ trung cấp của các trường cần được nâng cao hơn nữa để có thể đáp ứng được yêu cầu của các CSSDLĐ.

Tiếp đến, mức độ đồng ý của các CSSDLĐ khi tuyển dụng HS đã tốt nghiệp trình độ trung cấp cũng là một tiêu chí để đánh giá được hiệu quả đào tạo của các trường: thống kê trên 166 phiếu dành cho CSSDLĐ thì có tổng số 156 ý

kiến chắc chắn sẽ tuyển dụng HS tốt nghiệp trình độ trung cấp vào các CSSDLĐ (chiếm 94%), cịn 10 ý kiến trả lời sẽ khơng tuyển dụng HS vào làm việc tại các CSSDLĐ (chiếm 6% . Điều này chứng tỏ hầu hết các CSSDLĐ đều rất đồng ý và quan tâm đến việc HS được đào tạo ở trường và sẵn sàng tạo cơ hội cho HS tham gia vào CSSDLĐ của mình.

Nhận xét chung:

Kết quả khảo sát thực trạng đào tạo trình độ trung cấp hướng tới việc làm cho thấy một số điểm mạnh của các trường: Lãnh đạo, CBQL, GV của các trường đều quan tâm tới quản l đào tạo; đội ngũ GV chuẩn bị tốt bài giảng, tài liệu, học liệu trước khi dạy học, có tâm huyết với nghề và mong muốn được cống hiến cho NT; công tác tuyển sinh và tư vấn chọn nghề đã đổi mới đáng kể ; các điều kiện đảm bảo chất lượng phần nào được cải thiện về chủng loại, chất, lượng để đáp ứng nhu cầu giảng dạy; các trường đã thực hiện đúng các quy định về đánh giá kết quả học tập của HS; tỷ lệ có việc làm đúng ngành, nghề đào tạo của HS sau khi tốt nghiệp tương đối cao; giữa các trường và CSSDLĐ cũng đã có nhiều cải thiện đáng kể trong hợp tác và đào tạo.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn những bất cập như tuyển sinh còn chưa tổ chức tốt khảo sát nhu cầu việc làm của các CSSDLĐ, gắn với đánh giá năng lực đầu vào của người học; chưa phối hợp tốt với các CSSDLĐ và cơ quan quản lý tổ chức tư vấn chọn nghề cho HS trước khi học tại trường; chưa chú trọng tới xây dựng chuẩn đầu ra, CTĐT còn chưa sát với thực tế của việc làm, chưa quan tâm đến rèn luyện kỹ năng mềm cho HS; các trường chưa tổ chức đào tạo theo mô - đun năng lực; chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng GV theo phương pháp TCNL; tăng cường rèn luyện tay nghề của GV trong môi trường nghề nghiệp và sử dụng ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhâp quốc tế; CSVC-TBDH còn hạn chế ở mức độ hiện đại so với yêu cầu thực tế phục vụ quá trình dạy và học của HS; quan hệ giữa NT và CSSDLĐ trong quá trình dạy học, trong hỗ trợ rèn luyện tay nghề, trong theo dõi lần vết HS sau tốt nghiệp còn hạn chế.

Bức tranh thực trạng cho thấy các trường cần phải có thực hiện tốt cơng tác quản l đào tạo, đặt ra những giải pháp trọng tâm, cụ thể để tranh thủ thời cơ,

hạn chế thách thức cũng như phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm còn hạn chế để đào tạo phù hợp hơn với TTLĐ và việc làm. Từ thực trạng đào tạo trên cho thấy các trường cần tập vào cải thiện đầu vào tuyển sinh trên cơ sở khảo sát nhu cầu việc làm và đánh giá năng lực đầu vào; phát triển CTĐT theo TCNL hướng tới việc làm; đào tạo và bồi dưỡng GV theo phương pháp TCNL gắn với việc làm; đầu tư CSVC-TBDH hiện đại tương xứng với yêu cầu thực tế và hợp tác chặt chẽ với các CSSDLĐ trong các khâu chủ yếu của quá trình đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực hướng tới việc làm (Trang 96 - 99)