10. Cấu trúc của luận án
2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo trình độ trung cấp theo
tiếp cận năng lực hướng tới việc làm
2.6.1 Điểm mạnh
- Công tác quản lý tuyển sinh, tổ chức đào tạo được thực hiện theo các quy định, quy chế tuyển sinh của các cơ quan nhà nước. Bước đầu tiếp cận đào tạo theo TCNL;
- Quan tâm tới lập kế hoạch phát triên đội ngũ và thực hiện chính sách đãi ngộ cho GV; lập kế hoạch CSVC-TBDH hàng năm;
- Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá KQHT của HS;
- Quản lý tốt công tác cấp văn bằng chứng chỉ cho người học; chú trọng công tác quản l đánh giá KQHT của HS.
2.6.2 Điểm yếu
- Một bộ phận xã hội vẫn chưa nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò quan trọng của GDNN trong đào tạo nguồn nhân lực cần thiết cho việc phát triển KT-
XH. Trong khi các CSSDLĐ vẫn đang cần nhân lực qua đào tạo trình độ trung cấp nhưng thu hút người học vào học trình độ này khơng phải dễ dàng.
- Công tác quản lý tuyển sinh mới thực hiện theo quy định, quy chế của các cơ quan quản l nhà nước, tuy nhiên, việc đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh nhằm thu hút người học cũng như thu thập thông tin về TTLĐ và xác định nhu cầu nhân lực hướng với việc làm chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực hiện tốt để đảm bảo tuyển sinh hướng tới việc làm;
- Cơng tác quản lý phát triển CTĐT cịn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn nghề nghiệp: CTĐT được xây dựng theo lối mòn dựa trên cơ sở chương trình khung, chưa chú trọng tới quản lý nội dung CTĐT, xác định chuẩn đầu ra của CTĐT, quản lý thiết kế cấu trúc CTĐT theo mô - đun năng lực;
- Quản l các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa hiệu quả: Chưa chú trọng tới quản lý phát triển đội ngũ GV, công tác đào tạo,bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện tay nghề cho GV còn mờ nhạt; CSVC còn lạc hậu, chưa được đầu tư đúng mức và phù hợp với thực tiễn phát triển nghề nghiệp;
- Quản lý tổ chức quá trình dạy học của GV: Chưa chú trọng tới tổ chức dạy học bám sát vị trí việc làm và TTLĐ cần và tổ chức đào tạo theo mô - đun mà còn thực hiện theo phương thức đào tạo niên chế, môn học; liên kết yếu với các CSSDLĐ trong quá trình dạy học, do đó, đào tạo chưa gắn với thực tiễn sản xuất;
- Quản lý hoạt động giảng dạy của GV, học tập của HS mặc dù được GV quan tâm song vẫn cịn thiếu quy trình quản lý cụ thể;
- Quản l đánh giá và cấp phát văn bằng, chứng chỉ tích lũy mơ-đun năng lực của HS còn nhiều hạn chế.
- Việc kết nối việc làm đối với HS sau khi tốt nghiệp gồm tư vấn và giới thiệu việc làm cũng như thực hiện điều tra lần vết về tình hình việc làm của HS sau khi tốt nghiệp chưa thực hiện thường xuyên và chưa thực sự phát huy chủ động, chuyên nghiệp; mối quan hệ với các CSSDLĐ trong kết nối việc làm cho HS mặc dù được nhận thức rất cao xong thực hiện còn mờ nhạt.
2.6.3 Thời cơ và thách thức
- GDNN nói chung và đào tạo trình độ trung cấp nói riêng ln được Đảng và Nhà nước quan tâm, có những chính sách quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cũng như đầu tư, củng cố năng lực của các trường;
- HNQT sâu rộng về GDNN đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để tiếp cận với xu thế mới, tri thức mới, các mơ hình quản lý giáo dục hiện đại;
- Xu hướng cầu nhân lực qua đào tạo trình độ trung cấp tăng nhanh, tạo ra nhiều việc làm trong xã hội;
- Cách mạng KHCN, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và quản lý GDNN nói chung và trình độ trung cấp nói riêng.
2.6.3.2 Thách thức
- Di cư lao động đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Năng lực cạnh tranh của lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật còn thấp do năng suất lao động thấp, trình độ kỹ năng nghề chưa cao và khả năng hịa nhập vào mơi trường nghề nghiệp còn nhiều hạn chế. Điều này gây ra những thách thức to lớn đối với lao động của Việt Nam khi sang làm việc tại các nước khác;
- Chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế, đào tạo thiếu gắn kết với việc làm.
2.6.4 Nguyên nhân
2.6.4.1 Nguyên nhân thành công
- Đội ngũ GV và CBQL có thức vươn lên, tâm huyết với nghề, nhiệt tình gắn bó với cơng tác giảng dạy;
- Các cơ quan quản l nhà nước về GDNN quan tâm, chỉ đạo sát sao nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN nói chung và cải thiện tình hình đào tạo trình độ trung cấp nói riêng. Bên cạnh đó, nhà nước cũng có những đầu tư lớn vào hệ thống các trường dạy nghề, hướng tới xây dựng các trường đồng bộ theo các tiêu chí để trở thành các trường chất lượng cao đạt chuẩn khu vực và quốc tế;
- Nhu cầu nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật qua đào tạo ngày càng tăng cao.
2.6.4.2 Nguyên nh n hạn chế
- Năng lực quản lý còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và lối mòn cũ, chưa phát huy sự chủ động, sáng tạo;
- Công tác tuyển chọn, bồi dưỡng GV còn chưa được quan tâm đúng mức;
- CSVC, trang TBDH còn cũ kỹ, lạc hậu, chưa cập nhật với xu hướng phát triển nghề nghiệp hiện tại;
- Việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước xã hội của các trường cịn chưa có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết; một số cơ sở GDNN còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách nhà nước cấp, thụ động trong đổi mới và nâng cao chất lượng.
Kết luận Chư ng
Luận án đã tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng về đào tạo và quản lý nhân lực trình độ trung cấp ở 13 trường và các DoN có sử dụng nhân lực trình độ trung cấp ở 9 tỉnh, kết quả đã phác họa được bức tranh tổng thể về tình hình đào tạo và QLĐT của các trường hiện nay. Luận án đã phân tích đánh giá thực trạng và đã phát hiện được một số nhược điểm sau đây cần được cải tiến:
- Công tác quản lý tuyển sinh phần lớn các trường đang tuyển sinh theo quy chế của các cơ quan quản l nhà nước và theo năng lực của trường mà chưa gắn kết chặt chẽ với nhu cầu việc làm của TTLĐ. Nguyên nhân chủ yếu là trường chưa có biện pháp để thu thập thơng tin về nhu cầu việc làm của TTLĐ; công tác tuyển sinh gắn với nhu cầu việc làm chưa được quan tâm đúng mức.
- Quản lý phát triển CTĐT chủ yếu đang theo các phương pháp truyền thống, chưa xây dựng các chuẩn đầu ra của các ngành, nghề đào tạo để phát triển CTĐT phù hợp với yêu cầu của TTLĐ.
- Quản l các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa hiệu quả: chưa chú trọng tới quản lý phát triển đội ngũ GV theo hướng đào tạo theo năng lực hướng tới việc làm.
- Quản lý tổ chức quá trình dạy học của GV chưa chú trọng tới tổ chức dạy học theo cơng việc của việc làm mà TTLĐ địi hỏi. Đang dạy học theo môn
học và theo học chế niên chế, chưa liên kết với các CSSDLĐ trong quá trình dạy học, do đó, đào tạo chưa gắn với thực tiễn sản xuất.
- Quản lý hoạt động giảng dạy của GV, học tập của HS mặc dù được quan tâm song vẫn chưa quan tâm đúng mức tới việc đánh giá KQHT theo năng lực gắn với việc làm.
- Việc quản l tư vấn và giới thiệu việc làm cho HS tốt nghiệp cũng như lần theo dấu vết HS tốt nghiệp chưa thực hiện thường xuyên và kém hiệu quả do trường chưa có bộ phận chuyên trách để chăm lo công việc này.
Những nhược điểm nêu trên cần được quan tâm và đề ra giải pháp khắc phục.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP THEO TIẾP
CẬN NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI VIỆC LÀM