Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực hướng tới việc làm (Trang 69 - 71)

10. Cấu trúc của luận án

1.7 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đào tạo nghề theo tiếp cận

1.7.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua một số nghiên cứu về phát triển hệ thống GDNN của một số nước kể trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về việc QLĐT trình độ trung cấp theo TCNL hướng tới việc làm sau đây:

- Cần lôi cuốn các Hội nghề nghiệp và các Bộ, ngành sản xuất và kinh doanh vào việc xác định nhu cầu việc làm của ngành, nghề; thành lập các hội đồng ngành gồm các đại diện đến từ CSSDLĐ đảm bảo xây dựng các gói đào tạo đáp ứng nhu cầu việc làm của ngành, nghề;

- Tuyển sinh đa dạng đầu vào trong đó có thể tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THCS vào học trình độ trung cấp;

- Phát triển CTĐT xuất phát từ chuẩn đầu ra và từ các yêu cầu của việc làm mà TTLĐ cần;

- Củng cố mối quan hệ giữa NT và CSSDLĐ trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo;

- Hình thành mạng lưới hỗ trợ học nghề; phát triển các mơ hình tìm việc làm cho HS sau khi tốt nghiệp.

Kết luận Chư ng

Trong nền KTTT, các trường phải đào tạo cái mà TTLĐ cần chứ không phải đào tạo cái mình có mà TTLĐ khơng cần, nói một cách khác, phải tuân thủ các quy luật của nền KTTT, mà trước hết là quy luật cung - cầu. Đào tạo theo

TCNL hướng tới việc làm hình thành được cho người học các năng lực cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ và cơng việc của việc làm và có nhiều cơ hội để tìm việc. Với những ưu điểm nêu trên, đào tạo theo TCNL hướng tới việc làm đang ngày càng được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.

Ở Việt Nam, đào tạo theo TCNL cũng đang được nhà nước rất quan tâm. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai thực hiện, các cơ sở GDNN ở nước ta vẫn còn nhiều lúng túng do nhiều nguyên nhân, nhưng một nguyên nhân quan trọng là chưa có được cơ sở lý luận vững chắc để định hướng cho việc thực hiện đào tạo theo TCNL hướng tới việc làm.

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các lý luận về đào tạo và QLĐT theo TCNL hướng tới việc làm, luận án đã lựa chọn vận dụng mơ hình CIPO và xây dựng được khung lý luận cho việc QLĐT theo TCNL hướng tới việc làm, bao gồm: quản lý các yếu tố đầu vào như quản lý tuyển sinh, quản lý phát triển CTĐT theo TCNL, quản lý phát triển đội ngũ GV, quản lý CSVC-TBDH và quản l tài chính để đào tạo theo TCNL hướng tới việc làm; quản lý quá trình dạy học hướng tới việc làm; quản lý các yếu tố đầu ra hướng tới việc làm và quản lý việc thích ứng với bối cảnh ảnh hưởng đến đào tạo hướng tới việc làm.

CHƯƠNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI VIỆC LÀM

2.1 Khái quát về quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực hướng tới việc làm (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)