Giải pháp 4: Quảnlý hoạt động dạy học của giáo viên theo tiếp cận năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực hướng tới việc làm (Trang 145 - 153)

10. Cấu trúc của luận án

3.3 Các giải pháp quản lý đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực

3.3.4 Giải pháp 4: Quảnlý hoạt động dạy học của giáo viên theo tiếp cận năng lực

năng lực hướng tới việc làm

3.3.4.1 Mục đích của giải pháp

Dạy học theo TCNL có nhiều khác biệt so với dạy học theo tiếp cận nội dung kiểu truyền thống. Quản l hoạt động dạy học của GV theo TCNL hướng tới việc làm nhằm đảm bảo được yêu cầu dạy học tích hợp theo từng công việc của việc làm nhằm trang bị cho HS những năng lực cần thiết để có cơ hội tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, đồng thời để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.

3.3.4.2 Nội dung và cách thực hiện giải pháp

Quản l hoạt động giảng dạy của GV theo TCNL bao gồm các nội dung: quản l việc biên soạn BGTH; quản l việc biên soạn giáo án cho BGTH; quản

l việc tổ chức quá trình dạy học BGTH; quản l việc thực hiện BGTH và quản l việc đánh giá kết quả học tập BGTH.

a) Quản l việc biên soạn BGTH - Nội dung của giải pháp

BGTH là đơn vị học tập nhằm hình thành cho người học một hoặc một số năng lực để có thể thực hiện một cơng việc hoặc một phần công việc của việc làm. Để dạy học theo TCNL, điều kiện tiên quyết là các bài giảng phải được thiết kế tích hợp l thuyết với thực hành. Biên soạn BGTH gồm có các nội dung sau đây: Biên soạn mục tiêu BGTH; biên soạn nội dung BGTH; biên soạn công cụ đánh giá BGTH; lựa chọn các thiết bị, vật tư, phương tiện dạy học cần thiết để dạy học BGTH.

- Cách thức thực hiện giải pháp

Cách thức thực hiện giải pháp cần được tổ chức thực hiện theo quy trình gồm các bước như ở Sơ đồ 3.8.

+ Bước 1. Xác định mục tiêu BGTH

Để xác định mục tiêu của BGTH, cần nghiên cứu mục tiêu của mô-đun trong CTĐT với cấu trúc các năng lực đầu ra cần được phát triển sau khi học xong mơ-đun để xác định vị trí và phạm vi của bài giảng trong mô-đun đào tạo cũng như các năng lực thành phần cần đạt sau khi học xong bài giảng. Đó chính là mục tiêu của BGTH, là các kết quả mà HS cần đạt được sau bài học.

+ Bước 2. Xây dựng bộ công cụ đánh giá KQHT

Trong dạy học theo năng lực, việc đánh giá KQHT luôn được thực hiện sau mỗi bài học. Do vậy, cần xây dựng bộ công cụ đánh giá KQHT của HS sau khi học xong mỗi BGTH. Cụ thể, phải:

* Xác định các tiêu chí và tiêu chuẩn để đánh giá mức độ kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành cũng như thái độ trong học tập.

* Trên cơ sở đó, thiết kế các câu hỏi, bài tập phù hợp để đánh giá theo các tiêu chí đã được xác định.

* Xác định các phương pháp, hình thức đánh giá, ví dụ như: Vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận, thực hành hoặc kết hợp các phương pháp, hình thức đánh giá.

ơ đ 3.8 Quy trình biên soạn BGTH

+ Bước 3. Lựa chọn nội dung cho BGTH

Dựa vào mục tiêu BGTH và các tiêu chí đánh giá, tiến hành xác định những bộ ba “kiến thức, kỹ năng và thái độ” cần thiết đủ để hình thành, phát triển các năng lực đã được xác định trong mục tiêu bài giảng. Đó chính là nội dung của BGTH. Trong nội dung này, kiến thức khoa học, công nghệ chỉ ở mức cần thiết và vừa đủ để có thể thực hiện các công việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV.

+ Bước 4. Lựa chọn thiết bị, vật tư, phương tiện dạy học cần thiết cho dạy

và học BGTH

Lựa chọn nội dung BGTH

Bước 1 Xác định mục tiêu BGTH

Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập

Bước 2

Bước 3

Lựa chọn thiết bị, vật tư, phương tiện dạy học

Thông qua bộ môn

Bước 4

Bước 5

Hoàn thiện BGTH

Với bài BGTH, việc xác định thiết bị, vật tư, phương tiện dạy học hết sức cần thiết, bởi lẽ trong CTĐT trình độ trung cấp, dạy học thực hành chiếm một tỉ trọng thời gian lớn. Do vậy, căn cứ vào các hoạt động dạy học đã dự kiến của BGTH cũng như căn cứ vào danh mục các dụng cụ trang thiết bị hiện có, GV cần lựa chọn những phương tiện và TBDH cho phù hợp với nội dung bài giảng đồng thời phù hợp với khả năng hiện có của trường. GV cũng cần chuẩn bị các học liệu như tài liệu phát tay cho HS, các sơ đồ bảng biểu, các slide trình chiếu... cần thiết cho BGTH.

+ Bước 5. Thông qua Bộ môn BGTH

Sau khi đã hồn thiện bản thảo của BGTH, GV cần thơng qua bộ mơn để các GV trong bộ mơn góp trước khi biên soạn giáo án cho BGTH.

+ Bước 6. Hoàn thiện BGTH

Sau khi đã được các GV trong bộ mơn góp ý, GV chỉnh sửa, hồn thiện BGTH khi biên soạn giáo án cho BGTH.

Để quản l việc biên soạn BGTH, các Tổ bộ môn cần tổ chức thông qua BGTH của GV trước khi dạy học, thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung sau đây:

+ Kiểm tra, đánh giá việc xác định mục tiêu BGTH.

Kiểm tra, đánh giá theo các yêu cầu: Mục tiêu BGTH được biên soạn đúng hay sai so với năng lực nghề nghiệp của việc làm? Mục tiêu BGTH được biên soạn có phù hợp với mục tiêu thành phần của mục tiêu mô-đun dạy học hay không?

+ Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng bộ công cụ đánh giá KQHT

Kiểm tra, đánh giá theo các yêu cầu: Bộ công cụ đánh giá KQHT đã đủ các chỉ tiêu và tiêu chí để đánh giá KQHT của BGTH hay chưa? Loại công cụ đánh giá được lựa chọn có phù hợp với từng chủ đề của BGTH hay không?

+ Kiểm tra, đánh giá việc lựa chọn nội dung cho BGTH

Kiểm tra, đánh giá theo các yêu cầu: Nội dung của BGTH đã phù hợp với mục tiêu của BGTH chưa? Tỉ lệ thực hành của nội dung BGTH đã đủ để hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho HS hay chưa?

+ Kiểm tra, đánh giá việc lựa chọn thiết bị, vật tư, phương tiện dạy học cần thiết cho dạy và học BGTH

Kiểm tra, đánh giá theo các yêu cầu: Thiết bị, vật tư, phương tiện dạy học được lựa chọn đã phù hợp với nội dung của BGTH hay chưa? Thiết bị, vật tư, phương tiện dạy học được lựa chọn đã phù hợp với khả năng của trường hay chưa?

b) Quản lý việc biên soạn giáo án cho BGTH

Giáo án là kịch bản để thực hiện BGTH theo một tiến trình khoa học với các bước có tính lơ gic chặt chẽ. Biên soạn giáo án cho BGTH cần tuân thủ các quy định của cơ quan quản l nhà nước.

- Nội dung của giải pháp

Quản l việc biên soạn giáo án của BGTH bao gồm các nội dung sau đây: Xác định các chủ đề của nội dung BGTH; xác định các hoạt động dạy của GV và hoạt động học tương ứng của HS theo từng chủ đề; lựa chọn phương pháp và phương tiện kỹ thuật, học liệu cần thiết để dạy và học theo từng chủ đề; phân bố thời lượng cho từng chủ đề; xác định kết quả cần đạt của từng chủ đề.

- Cách thức thực hiện giải pháp:

Để quản l việc biên soạn giáo án của BGTH cần tổ chức thực hiện theo quy trình gồm các bước như ở Sơ đồ 3.9. Cụ thể như sau:

+ Kiểm tra, đánh giá việc xác định các chủ đề của BGTH

Kiểm tra, đánh giá theo các yêu cầu: Các chủ đề được xác định có phù hợp với nội dung của BGTH không? Các chủ đề được xác định có hợp l khơng? Có q lớn hoặc quá bé không?

+ Kiểm tra, đánh giá việc xác định các hoạt động dạy của GV và hoạt động học tương ứng của HS theo từng chủ đề

Kiểm tra, đánh giá theo các yêu cầu: Các hoạt động dạy của GV và hoạt động học tương ứng của HS theo từng chủ đề được xác định đã đầy đủ chưa? Các hoạt động dạy của GV và hoạt động học tương ứng của HS theo từng chủ đề được xác định đã hợp l chưa? Các phương pháp dạy học được lựa chọn cho từng chủ đề có hướng tới việc phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của

HS không? Tỉ lệ hoạt động thực hành của HS đã đủ đề hình thành kỹ năng lao động nghề nghiệp chưa?

+ Kiểm tra, đánh giá việc lựa chọn phương pháp, phương tiện kỹ thuật và

thiết kế học liệu

Kiểm tra, đánh giá theo các yêu cầu: Các phương tiện kỹ thuật được lựa chọn và học liệu được thiết kế để dạy và học theo từng chủ đề đã được lựa chọn hợp l và đầy đủ cho từng chủ đề chưa? Các phương tiện kỹ thuật được lựa chọn có phù hợp với năng lực của trường không?

ơ đ 3.9 Quy trình biên soạn giáo án của G H

+ Kiểm tra, đánh giá việc phân bố thời lượng cho từng chủ đề

Kiểm tra, đánh giá theo các yêu cầu: Việc phân bố thời lượng cho từng chủ đề đã hợp l chưa? Tổng thời lượng của các chủ đề có phù hợp với thời lượng của BGTH khơng? Có bị cháy giáo án hay thừa thời gian không?

+ Kiểm tra, đánh giá việc xác định kết quả cần đạt của từng chủ đề Bước 1 Kiểm tra, đánh giá việc xác định các chủ đề của BGTH

Kiểm tra, đánh giá việc xác định các hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS theo từng chủ đề Bước 2

Kiểm tra, đánh giá việc lựa chọn phương pháp, phương tiện kỹ thuật và thiết kế học liệu Bước 3

Kiểm tra, đánh giá việc phân bố thời lượng cho từng chủ đề

Kiểm tra, đánh giá việc xác định kết quả cần đạt của từng chủ đề

Bước 4

Kiểm tra, đánh giá theo các yêu cầu: Kết quả cần đạt của từng chủ đề được xác định đã phù hợp với các thành tố của mục tiêu BGTH chưa? Kết quả cần đạt của từng chủ đề được xác định đã phù hợp với bộ công cụ đánh giá KQHT của BGTH chưa?

c) Quản lý việc tổ chức q trình dạy học bài giảng tích hợp

Để thực hiện BGTH, không thể dạy bài học lý thuyết ở phòng học và bài học thực hành tách biệt tại xưởng mà GV cần chuẩn bị địa điểm phù hợp để có thể dạy học tích hợp lý thuyết với thực hành. Để thực hiện quá trình dạy học, GV cần phân chia HS theo nhóm bố trí vị trí/địa điểm, bố trí các phương tiện kỹ thuật, thiết bị, vật tư…cần thiết cho từng nhóm để dạy học theo nhóm. Để thuận lợi cho việc dạy học thực hành, GV phải chia HS theo nhóm, mỗi nhóm thường vào khoảng 8-12 HS, vị trí/địa điểm cho từng nhóm phải đảm bảo sao cho mọi HS đều có thể quan sát được GV thao tác mẫu các hoạt động của nghề. Tổ trưởng bộ mơn có trách nhiệm giám sát việc tổ chức quá trình dạy học của GV.

d) Quản lý việc thực hiện bài giảng tích hợp

Thực hiện BGTH phải đồng bộ gắn kết lý thuyết với thực hành theo từng công việc của việc làm. GV phải đảm bảo mục tiêu, nội dung của BGTH và thực hiện quá trình dạy học đúng theo tiến trình của giáo án BGTH đã được bộ môn thông qua đồng thời đảm bảo thời lượng cho bài giảng. Bài giảng phải được thực hiện một cách khoa học, GV phải đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu và nội dung của bài giảng, không được dạy học tùy tiện theo sở thích, một mặt khác phải đảm bảo thời lượng được phân bố cho từng bài giảng.

Để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS đồng thời để nâng cao chất lượng dạy học, GV cần vận dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực cũng như ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong trong q trình dạy học lý thuyết BGTH.

Để dạy học thực hành BGTH, GV cần vận dụng phương pháp dạy học thực hành, thao tác mẫu chuẩn xác, hướng dẫn HS thực hành đúng quy trình và kịp thời uốn nắn các sai sót của HS trong q trình thực hành. GV cũng cần có năng lực sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và TBDH cần thiết cho BGTH.

Để quản l việc thực hiện bài giảng tích hợp, Tổ trưởng bộ môn sẽ tổ chức dự giờ để khảo sát và đánh giá quá trình dạy học của từng GV.

e) Quản lý việc đánh giá kết quả học tập bài giảng tích hợp

Để đánh giá KQHT đối với BGTH của HS, GV cần thực hiện các công việc như: Biên soạn bộ công cụ đánh giá, thu thập minh chứng và đánh giá KQHT. Đánh giá KQHT của từng HS, đánh giá theo các năng lực đầu ra và theo chuẩn quy định cho từng công việc. Đánh giá phải đảm bảo chính xác, cơng khai, minh bạch và công bằng.

Để quản l việc đánh giá kết quả học tập BGTH của HS, Tổ bộ môn cần thông qua bộ công cụ đánh giá mà GV biên soạn, đồng thời theo dõi kết quả học tập của HS, nếu thấy hiện tượng bất thường hoặc có khiếu nại của HS thì phải xem xét lại các minh chứng đánh giá để góp với GV điều chỉnh cho phù hợp.

Để quản l tốt quá trình dạy học của GV, tác giả đề xuất nội dung, yêu cầu cần đạt và người giám sát nội dung công việc như Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Quản lý hoạt động dạy học của GV theo TCNL hướng tới việc làm

TT Nội dung quản lý Yêu cầu cần đạt Người giám sát

1

Quản lý việc biên soạn BGTH

Đảm bảo cấu trúc nội dung và năng lực đầu ra của BGTH

Trưởng khoa / Tổ trưởng bộ môn

2

Quản lý việc Biên soạn giáo án cho BGTH

- Đảm bảo quy định của cơ quan quản l nhà nước

- Đảm bảo mục tiêu, nội dung và quy trình dạy học BGTH

Trưởng khoa / Tổ trưởng bộ môn

3

Quản lý việc chuẩn bị phương tiện, TBDH và học liệu cho BGTH

Đảm bảo các điều kiện để dạy học bài giảng tích hợp lý thuyết với thực hành Tổ trưởng bộ môn 4 Quản lý việc tổ chức quá trình dạy học

Đảm bảo địa điểm và bố trí

BGTH học BGTH môn

5 Quản lý việc thực hiện BGTH

Đảm bảo mục tiêu, nội dung, thời gian và tiến trình dạy học BGTH

Tổ trưởng bộ mơn

6

Quản lý việc đánh giá kết quả học tập

BGTH

Đánh giá từng HS theo chuẩn đầu ra, đảm bảo chính xác, cơng khai, minh bạch và cơng bằng

Trưởng khoa / Tổ trưởng bộ môn

3.3.4.3 Điều kiện để hiện giải pháp

- CBQL và GV cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học của GV trong việc hình thành năng lực để hướng tới việc làm cho HS.

- Đội ngũ GV của trường cần có năng lực để dạy học tích hợp lý thuyết với thực hành.

- NT cần có đủ CSVC, phương tiện kỹ thuật và TBDH cần thiết để có thể tổ chức dạy và học các BGTH.

- NT cần ban hành quy định về quản l hoạt động dạy học của GV như ở Bảng 3.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực hướng tới việc làm (Trang 145 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)