10. Cấu trúc của luận án
3.3 Các giải pháp quản lý đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực
3.3.6 Giải pháp 6: Quảnlý mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và các cơ sở sử
sử d ng lao động
3.3.6.1 Mục đích của giải pháp
- NT có thể huy động được nguồn lực của CSSDLĐ đặc biệt là những thiết bị hiện đại và đắt tiền cần thiết cho đào tạo mà NT khơng thể có được để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của trường.
- CSSDLĐ có thể tuyển dụng được nhân lực phù hợp với yêu cầu của mình.
- HS có điều kiện sớm tiếp xúc được với các thiết bị và công nghệ hiện đại cũng như nhịp độ của sản xuất thực tế để nhanh chóng hình thành được kỹ năng, thái độ nghề nghiệp và sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội tìm được việc làm.
3.3.6.2 Nội dung của giải pháp
- Quản lý việc xác định CSSDLĐ đối tác của trường
Có hàng ngàn CSSDLĐ lớn nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tuy nhiên không phải CSSDLĐ nào cũng tham gia đào tạo nhân lực
và sử dụng nhân lực ở trình độ trung cấp. Bởi vậy, NT cần xác định CSSDLĐ đối tác của mình, đó là những CSSDLĐ có nhu cầu và điều kiện để thực hiện hợp tác với NT trong việc đào tạo nhân lực.
- Quản lý việc xác định nội dung hợp tác giữa NT và CSSDLĐ
Trên thực tế, các hoạt động hợp tác giữa NT và CSSDLĐ về đào tạo nhân lực rất đa dạng, thường bao gồm các nội dung sau:
+ Tham gia tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho người học. + Tham gia xây dựng, điều chỉnh CTĐT gắn với việc làm.
+ Tham gia vào quá trình đào tạo: Tổ chức cho HS học thực hành, thực tập tốt nghiệp tại CSSDLĐ.
+ Tham gia bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho GV của trường. + Tham gia đánh giá chất lượng đầu ra của các khóa đào tạo.
+ Tham gia tư vấn và giới thiệu việc làm cho HS sau khi tốt nghiệp.
Tùy thuộc vào đặc điểm, khả năng và nhu cầu của mỗi bên, NT và CSSDLĐ sẽ cùng nhau lựa chọn các nội dung phù hợp với yêu cầu và khả năng của mình để hợp tác trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo lợi ích của mỗi bên đồng thời tuân thủ các quy định của nhà nước.
- Quản lý việc lựa chọn mức độ hợp tác giữa nhà trường và CSSDLĐ. Có nhiều mức độ hợp giữa NT và CSSDLĐ: Hợp tác toàn diện, hay hợp tác một phần. Hợp tác toàn diện là hợp tác về tất cả các nội dung đã nêu ở trên. Hợp tác một phần là hợp tác về một số nội dung đã nêu ở trên. Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của mình, NT và CSSDLĐ cần tổ chức trao đổi và thỏa thuận với nhau về mức độ hợp tác và những nội dung sẽ hợp tác với nhau nếu hợp tác một phần.
3.3.6.3 Cách thực hiện giải pháp
Để quản lý tốt mối quan hệ hợp tác giữa các trường đào tạo trình độ trung cấp với các CSSDLĐ, cần thực hiện quy trình gồm các bước như ở Sơ đồ 3.11.
ơ đ 3.11 Quy trình quản lý mối quan hệ hợp tác giữa NT và các C DLĐ
- Bước 1: Xác định các CSSDLĐ đối tác của trường
Việc hợp tác giữa NT và CSSLĐ chỉ có thể thực hiện được khi các bên đều có nhu cầu và điều kiện để hợp tác với nhau, đồng thời hợp tác một cách tự nguyện, trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Bởi vậy, để có được mối quan hệ hợp tác này, trường cần tổ chức khảo sát các CSSDLĐ trong địa bàn hoạt động của mình để xác định CSSDLĐ đối tác của trường, đó là những CSSDLĐ
Bước 1 Xác định các CSSDLĐ đối tác của trường
Xác định nội dung hợp tác Bước 2 Lựa chọn mức độ hợp tác giữa NT và CSSDLĐ Bước 3 Xây dựng cơ chế hợp tác Xây dựng kế hoạch hợp tác Bước 4 Bước 5
Triển khai việc thực hiện kế hoạch hợp tác
Bước 6
Đánh giá kết quả hợp tác
có nhu cầu và có điều kiện để thực hiện hợp tác với trường trong việc đào tạo nhân lực.
- Bước 2: Xác định nội dung hợp tác
Trên thực tế, CSSDLĐ có thể hợp tác với NT về rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong đào tạo nhân lực như:
+ Tuyển sinh, tư vấn chọn nghề và hướng nghiệp cho HS trúng tuyển. + Phát triển CTĐT gắn với việc làm.
+ Tham gia vào quá trình giảng dạy các CTĐT hướng tới việc làm. + Tham gia chấm thi tốt nghiệp của các khóa đào tạo.
+ Tư vấn và giới thiệu việc làm cho HS sau khi tốt nghiệp. + Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho GV các trường
+ Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học phục vụ cho sản xuất của CSSDLĐ.
Ngược lại, các trường cũng có thể tham gia bồi dưỡng lý thuyết nghề cho công nhân và cán bộ kỹ thuật của CSSDLĐ.
- Bước 3: Lựa chọn mức độ hợp tác giữa NT và CSSDLĐ
Sau khi hai bên đã thỏa thuận hợp tác với nhau trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, tùy thuộc vào điều kiện và yêu cầu của mình, các trường và CSSDLĐ cần trao đổi và thống nhất với nhau về mức độ hợp tác: hợp tác toàn diện hay hợp tác một phần. Trong trường hợp hai bên hợp tác một phần thì cần xác định những nội dung nào được lựa chọn để hợp tác.
- Bước 4: Xây dựng cơ chế hợp tác
Cơ chế hợp tác là mối quan hệ giữa trường và CSSDLĐ trong từng nội dung hợp tác. Cơ chế cần ghi rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên trong từng nội dung của mối quan hệ hợp tác. Cơ chế hợp tác sẽ tạo thuận lợi cho mỗi bên có thể chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nội dung hợp tác đồng thời thời tránh được những việc làm tùy tiện hoặc trùng lặp của cả đôi bên và nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động hợp tác.
Sau khi đã lựa chọn được nội dung và mức độ hợp tác giữa NT và CSSDLĐ, đôi bên cần xây dựng kế hoạch để thực hiện các hoạt động hợp tác. Kế hoạch hợp tác phải nêu rõ mục tiêu, các nội dung, biện pháp và tiến độ thực hiện, kết quả mong đợi, các nguồn lực cần thiết, xác định các rủi ro có thể gặp phải của mỗi bên để triển khai thực hiện.
- Bước 6: Triển khai việc thực hiện kế hoạch hợp tác
Sau khi hai bên đã thống nhất kế hoạch hợp tác, mỗi bên với trách nhiệm và quyền hạn của mình, huy động các nguồn lực để tổ chức triển khai các nội dung hợp tác theo kế hoạch đã đề ra. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc gì thì đơi bên có thể thương thảo cùng nhau để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
- Bước 7: Đánh giá kết quả hợp tác
Sau khi hai bên đã tổ chức triển khai các nội dung hợp tác theo kế hoạch
đã đề ra, cần phối hợp cùng nhau để đánh giá các kết quả đã đạt được và hiệu quả mang lại cho cả đôi bên. Công tác đánh giá cần phải thực hiện thường xuyên và định kỳ để kịp thời can thiệp và điều chỉnh những hạn chế, vướng mắc khi triển khai các nội dung hợp tác.
3.3.6.4 Điều kiện để thực hiện
- Các cơ sở GDNN có đào tạo trình độ trung cấp và CSSDLĐ đều có nhu cầu và có đủ điều kiện về nhân lực, tài lực và vật lực để thực hiện hợp tác với nhau trong việc đào tạo nhân lực.
- Lãnh đạo các cơ sở GDNN có đào tạo trình độ trung cấp cũng như các CSSDLĐ cần có nhận thức đúng đắn về phát triển mối quan hệ gắn kết giữa các trường với CSSDLĐ. Mối quan hệ hợp tác này sẽ mang lại lợi ích cho cả đơi bên và nếu khơng thiết lập được mối quan hệ này thì đào tạo khơng thể phát triển và ngược lại các CSSDLĐ cũng sẽ khơng có đủ đội ngũ nhân lực có chất lượng, đàm bảo đủ số lượng và đồng bộ về cơ cấu ngành ngh để phát triển sản xuất.
- Cần có chính sách để khuyến khích CSSDLĐ tham gia liên kết với các trường theo quan hệ cung cầu. Bên cạnh đó, cần có các quy định về trách nhiệm
và sự đóng góp của CSSDLĐ trong việc đào tạo và sử dụng nhân lực theo quan hệ cung cầu.