10. Cấu trúc của luận án
3.1 Một số định hướng đề xuất giải pháp
Trên cơ cở những hạn chế về đào tạo và QLĐT trình độ trung cấp mà phần thực trạng đã nêu, tác giả đề xuất một số giải pháp để QLĐT trình độ trung cấp theo TCNL hướng tới việc làm. Các giải pháp đề xuất nhằm:
3.1.1 Hướng tới chuẩn hóa năng lực đầu ra
Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện GD - ĐT đã nêu rõ: “Cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, mơn học, chương trình, ngành và chun ngành đào tạo” [1]. Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Khung trình độ quốc gia cũng quy định về chuẩn đầu ra của người học tốt nghiệp trình độ trung cấp. Theo Thơng tư 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2018 quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng thì Bộ LĐTBXH chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo tổ chức và ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo. Do vậy, để đào tạo theo TCNL hướng tới việc làm cần chuẩn hóa năng lực thực hiện thành thạo các cơng việc của vị trí việc làm.
3.1.2 Hướng tới đào tạo đáp ứng nhu cầu việc làm của thị trường lao động
Trong nền KTTT, đào tạo phải gắn với sử dụng. Tuy nhiên hiện nay, các cơ sở GDNN nói chung cũng như các trường đào tạo trình độ trung cấp nói riêng cịn chưa đào tạo theo quy luật cung - cầu. Bởi vậy, các giải pháp đề xuất phải hướng tới đào tạo đáp ứng nhu cầu TTLĐ và gắn với việc làm.
3.1.3 Hướng tới quản lý chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo là vấn đề cốt lõi, là sự sống còn của các trường nói riêng và của hệ thống đào tạo nói chung trong nền KTTT. Do đó, QLĐT ở trình
độ nào cũng cần hướng tới chất lượng và các giải pháp được đề xuất đều phải hướng tới quản l chất lượng đào tạo đáp ứng với nhu cầu xã hội.