Khảo sát để đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực hướng tới việc làm (Trang 74 - 77)

10. Cấu trúc của luận án

2.2 Khảo sát để đánh giá thực trạng

2.2.1 M c đích khảo sát

Mục đích của khảo sát là nhằm thu thập thông tin, phát hiện và đánh giá thực trạng đào tạo và QLĐT trình độ trung cấp theo TCNL hướng tới việc làm ở các trường hiện nay.

2.2.2 Đối tượng và tiêu chí khảo sát

- Đối tượng lấy kiến khảo sát bao gồm:

+ CBQL, GV, HS, CHS của 13 trường, bao gồm: 4 trường trung cấp (Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bắc Thăng Long; Trường TCN Ninh Hòa - Tỉnh Khánh Hòa; Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn, Trường Trung cấp Quận 12 - TP. Hồ Chí Minh và 9 trường cao đẳng có đào tạo trình độ trung cấp (Trường Cao đẳng Hải Dương, Trường Cao đẳng nghề Hà Nam, Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình, Trường Cao đẳng Cơ khí Nơng nghiệp Vĩnh Phúc, Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt, Trường Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc Phịng, Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức và Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Long .

+ Đối tượng CSSDLĐ được khảo sát gồm 166 đại diện CSSDLĐ có sử dụng nhân lực trình độ trung cấp tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nghệ An, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Long.

- Các trường được lựa chọn theo các tiêu chí:

+ Tính vùng miền: Các trường phân bố trên cả 3 miền: Miền Bắc, miền Trung và miền Nam;

+ Ngành, nghề đào tạo: Các trường đều đào tạo đa ngành, đa nghề;

+ Cơ quan chủ quản: Có trường thuộc bộ, ngành, có trường thuộc địa phương, có trường trung cấp và trường cao đẳng có đào tạo trình độ trung cấp.

Trong q trình thu thập mẫu phiếu và xử l số liệu, tác giả đã loại bỏ số phiếu không hợp lệ. Số lượng mẫu phiếu thu về cụ thể như ở Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Đối tượng khảo sát

TT Đối tượng khảo sát Số phiếu thu về

1 CBQL 181 2 GV 424 3 HS 322 4 CHS 272 5 Đại diện CSSDLĐ 166 Tổng số 365

2.2.3 Nội dung khảo sát

- Khảo sát về đào tạo: Các yếu tố đầu vào, quá trình dạy học và các yếu tố đầu ra của quá trình đào tạo trình độ trung cấp theo TCNL hướng tới việc làm.

- Khảo sát về quản l đào tạo trình độ trung cấp theoTCNL hướng tới việc làm bao gồm quản lý các yếu tố đầu vào, quản lý quá trình dạy học theo TCNL hướng tới việc làm, quản l đầu ra hướng tới việc làm; tác động của bối cảnh ảnh hưởng đến đào tạo theo TCNL hướng tới việc làm.

2.2.4 Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả khảo sát

- Khảo sát được thực hiện bằng phiếu hỏi (Xem mẫu phiếu tại Phụ lục I). - Phiếu khảo sát thu về được làm sạch trước khi nhập số liệu.

Tác giả phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS, kết hợp kẻ biểu đồ bằng Ecxel, sử dụng thuật tốn thống kê tính tỉ lệ % và điểm trung bình ̅.

2.2.5 hang đo

Thang đo được sử dụng trong bảng khảo sát cụ thể như sau:

- Thang đo 4 mức: các câu quy định đánh giá ở 4 mức độ với mức 1

điểm là kém hoặc yếu, mức 2 điểm là trung bình hoặc vừa, mức 3 là khá hoặc mạnh, mức 4 là tốt hoặc rất mạnh.

Với thang đo 4 điểm được tính như sau:

Khoảng cách giữa các mức độ của thang đo là: (4-1):4=0.75 Điểm tối thiểu của mức độ 1 là 1 điểm

Điểm tối thiểu của mức độ 2 là: 1+0.75= 1.75 điểm Điểm tối thiểu của mức độ 3 là: 1.75+0.75=2.50 điểm Điểm tối thiểu của mức độ 4 là: 2.5+0.75=3.25 điểm Vậy 4 mức độ của thang đo như sau:

Mức độ kém/yếu: Từ 1 đến dưới 1.75 Mức độ trung bình/vừa: Trên 1.75 đến 2.50 Mức độ khá/mạnh: Trên 2.50 đến 3.25 Mức độ tốt/rất mạnh: Trên 3.25 đến 4.00

- Thang đo 3 mức: các câu quy định đánh giá ở 3 mức độ với mức chưa thực hiện/không cần thiết: 1 điểm, thỉnh thoảng/cần thiết: 2 điểm, thường xuyên/rất cần thiết: 3 điểm.

Để xác định thang đo, tác giả tính điểm của thang đo như sau: (Điểm tối đa – Điểm tối thiểu): Số mức độ

Tương tự với thang đo 3 điểm được xác định như sau: Mức độ chưa thực hiện/không cần thiết: Từ 1 đến dưới 1.67 Mức độ thỉnh thoảng/cần thiết: Trên 1.67 đến 2.33

Mức độ thường xuyên/rất cần thiết: Trên 2.33 đến 3

2.2.6 Thời gian

Thời gian khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01/10/2017 đến hết ngày 30/12/2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực hướng tới việc làm (Trang 74 - 77)