10. Cấu trúc của luận án
2.3 Thực trạng về đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực hướng
2.3.2 Thực trạng hình thức phát triển chương trình đào tạo
2.3.2.1 Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về phương pháp phát triển chương trình đào tạo
Về hình thức phát triển CTĐT, tác giả đã khảo sát 605 CBQL và GV. Kết quả khảo sát như ở Bảng 2.5.
Bảng 2.5. Các phương pháp phát triển C Đ Ti u chí đánh giá Mức độ Điểm trung bình ̅ Kém TB Khá Tốt SL % SL % SL % SL %
1. Căn cứ vào chương trình khung đã được các cơ quan có thẩm quyền ban hành, trường xây dựng CTĐT
16 2.7 67 11 142 24 380 62.8 3.5 ± 0.8
2. Căn cứ vào chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trường xây dựng CTĐT
30 5 102 17 153 25 320 52.9 3.3 ± 0.7 3. Trường xây dựng
CTĐT hướng tới chuẩn đầu ra của việc làm
225 37 162 27 118 20 100 16.5 2.15 ± 0.8 4. Trường phối hợp với
CSSDLĐ xây dựng các CTĐT theo nhu cầu của CSSDLĐ
41 6.8 120 20 142 24 302 49.9 3.16 ± 0.76
5. Trường tự xây dựng CTĐT của mình trên cơ sở tham khảo các CTĐT ngành, nghề tương tự
28 4.6 104 17 150 25 323 53.4 3.26 ± 0.9
Kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay các trường đang triển khai nhiều hình thức để phát triển CTĐT. Trong đó các tiêu chí gồm: Căn cứ vào chương trình khung được các cơ quan có thẩm quyền ban hành, trường xây dựng CTĐT của mình; Căn cứ vào chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được các cơ quan có thẩm quyền ban hành, trường xây dựng CTĐT của mình và Trường tự xây dựng CTĐT của mình trên cơ sở tham khảo các CTĐT của ngành, nghề tương tự được
đánh giá ở mức tốt với điểm trung bình lần lượt ̅ = 3.5, ̅= 3.3 và ̅= 3.26. Tiêu chí trường phối hợp với CSSDLĐ xây dựng các CTĐT theo nhu cầu của CSSDLĐ được đánh giá ở mức khá với điểm trung bình ̅ = 3.16. Đặc biệt, tiêu chí về việc trường xây dựng CTĐT hướng tới chuẩn đầu ra của việc làm được đánh giá ở mức thực hiện trung bình với ̅=2.15.
Kết quả trên cho thấy các trường hiện nay đã tự chủ trong việc xây dựng CTĐT, tuy nhiên vẫn đang sử dụng mnhững phương pháp truyền thống để xây dựng CTĐT mà chưa hướng tới chuẩn đầu ra của việc làm của TTLĐ nên xẩy ra tình trạng đào tạo vừa thừa vừa thiếu như hiện nay. Do vậy, để đạo tạo hướng tới việc làm, các trường cần quan tâm hơn đến việc xây dựng CTĐT hướng tới chuẩn đầu ra của việc làm.
2.3.2.2 Đánh giá của cựu học sinh về sự phù hợp của chương trình đào tạo đối với thực tế nghề nghiệp
Để có ý kiến khách quan về sự phù hợp của CTĐT với thực tế nghề nghiệp của HS sau khi tốt nghiệp, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến đối với 272 CHS về sự phù hợp của CTĐT với nghề nghiệp. Kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 2.6.
Bảng 2.6. Đánh giá của CHS về sự phù hợp của C Đ với yêu cầu của nghề
Ti u chí đánh giá Mức độ Đểm trung bình ̅ Kém TB Khá Tốt SL % SL % SL % SL %
1. Mục tiêu đào tạo của
CTĐT 1 0.4 39 14.3 139 51.1 93 34.2
3.19 ±0.6
2. Nội dung về l thuyết 0 0 44 16.2 134 49.3 94 34.6 3.18 ±0.6 3.Nội dung về thực hành 72 26.5 121 44.5 33 12.1 46 16.9 2.19 ±0.8 4. Nội dung về thái độ 5 1.8 35 12.9 135 49.6 97 35.7 3.19 ±0.6 5. Nội dung về kỹ năng
mềm 93 34.2 102 37.5 42 15.4 35 12.9
2.07 ±0.9
Kết quả khảo sát cho thấy, khơng có tiêu chí nào được đánh giá thực hiện tốt. Có 3 tiêu chí được đánh giá ở mức khá gồm: Mục tiêu của CTĐT với ̅ = 3.19, nội dung về lý thuyết với ̅ = 3.18 và nội dung về thái độ với ̅ = 3.19; 2 tiêu chí cịn lại được đánh giá thấp là nội dung về thực hành với ̅ = 2.19 và nội dung về kỹ năng mềm với ̅ = 2.07. Như vậy là CTĐT đang nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành và chưa có các nội dung để hình thành kỹ năng mềm cho HS. Do vậy, các trường cần xem xét chỉnh sửa CTĐT tăng cường thêm các thành tố này để đáp ứng tốt hơn cho yêu cầu của việc làm.