Kinh nghiệm của một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực hướng tới việc làm (Trang 64 - 69)

10. Cấu trúc của luận án

1.7 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đào tạo nghề theo tiếp cận

1.7.1 Kinh nghiệm của một số nước

1.7.1.1 Giáo dục nghề nghiệp của Québec (Cannada)

Các cơ sở đào tạo nghề tại Québec thực hiện phát triển CTĐT trên cơ sở phân tích việc làm (Job Analysis) tại vị trí việc làm thực tế của người lao động để từ đó, xác định mục tiêu và nội dung của CTĐT đáp ứng nhu cầu của việc làm. Các CSSDLĐ kết nối chặt chẽ với nhiều đối tác để lập kế hoạch và cung ứng đào tạo đáp ứng với nhu cầu của TTLĐ, tham gia vào tất cả các cuộc điều tra, khảo sát để giúp các cơ sở đào tạo biên soạn hoặc điều chỉnh CTĐT một cách phù hợp. Họ cũng cử các chuyên gia của các nghề khác nhau tham gia trực tiếp vào công đoạn phân tích việc làm để xác định các năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu của TTLĐ. Hơn nữa, họ sẵn lòng tiếp nhận HS trong đào tạo ở giai đoạn thực tập hoặc theo dõi đánh giá theo mơ hình vừa làm vừa học hoặc bằng

con đường học nghề ở nơi làm việc thông qua cắt cử một người thuộc đơn vị theo dõi hoạt động này. Thông qua các hoạt động hợp tác chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, các CSSDLĐ dễ dàng chọn lọc được HS đáp ứng với nhu cầu của họ ngay khi cịn ngồi trên ghế NT. Bên cạnh đó, HS cũng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các CSSDLĐ để tìm kiếm việc làm cho mình.

Hệ thống GDNN của Québec đã đóng góp trực tiếp đến sự phát triển KT- XH của Québec và được coi là hình mẫu thành cơng của cơng cuộc cải cách hệ thống này từ những năm 80 của thế kỷ trước ở Canada.

1.7.1.2 Hệ thống đào tạo nghề song hành của Cộng hòa Liên bang Đức

Hệ thống “đào tạo nghề nghề song hành” (dual system) chính thức được sử dụng tại Đức từ năm 1964 và ngày nay đã trở thành cụm từ được sử dụng phổ biến ở các quốc gia. Đặc trưng cơ bản nhất của hệ thống đào tạo nghề song hành này là sự liên kết giữa trường và cơ sở sản xuất trong việc tổ chức quá trình đào tạo. Quá trình học được đan xen: Trong 1 tuần, một số ngày HS học sinh được học học lý thuyết ở trường số ngày còn lại học thực hành ở cơ sở sản xuất. Trong thời gian đầu của khoá đào tạo, HS được học ở trường nhiều hơn, nhưng càng về cuối khoá, số ngày học ở cơ sở sản xuất càng được tăng lên, có thể chiếm khoảng 70%, bởi lẽ càng về cuối khố học thì tỉ lệ giờ thực hành càng tăng. Mơ hình này được biểu thị như ở Sơ đồ 1.5.

Tại trường Lý thuyết Lý thuyết Lý thuyết Thi Tốt nghiệp Tại c sở sản xuất Thực hành Thực hành Thực hành

ơ đ 1.5 Mơ hình đào tạo song hành

Đào tạo nghề theo mơ hình song hành giúp HS sớm được sống và lao động cùng với những cơng nhân lành nghề nên nhanh chóng lĩnh hội được kinh nghiệm

của họ trong môi trường sản xuất thật, luôn phấn đấu để nâng cao chất lượng và năng suất lao động cũng như tiếp cận được với những tình huống sản xuất thực tế và cách giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong các tình huống sản xuất hàng ngày là một điều l tưởng mà ở NT khơng thể có được. Q trình thực tập tại nơi làm việc, các cơ sở sản xuất dễ dàng phát hiện ra những lao động lành nghề, bổ sung vào đội ngũ nhân lực của mình, làm cho đội ngũ nhân lực ít bị biến động và điều này làm giảm chi phí cho họ, mặt khác có thể giúp HS gắn bó với nơi mình đã học và thực tập tay nghề.

Hệ thống đào tạo nghề song hành của Đức vận hành trong sự phối kết hợp của các cơ quan: các Bộ liên bang, các bộ từng bang, nhà tuyển dụng, các hiệp hội và các tổ chức cơng đồn nhằm xây dựng: hồ sơ về trình độ/tiêu chuẩn đào tạo nghề; các quy định kiểm tra; thời lượng và nội dung CTĐT; trình độ chun mơn và các tiêu chí đảm bảo chất lượng. Đào tạo định hướng thực hành trong hệ thống đào tạo song hành đã góp phần phát triển kinh tế và làm nên danh tiếng của nước Đức.

Nhìn chung, với những ưu điểm nổi trội của hệ thống đào tạo song hành, hệ thống này thực sự đã góp phần làm nền sự ổn định và tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế, gắn kết giữa lao động và việc làm đồng thời giúp thế hệ trẻ của nước Đức hội nhập nhanh chóng vào thế giới việc làm.

1.7.1.3 Đào tạo nghề theo mơ hình KOSEN của Nhật Bản

KOSEN là một mơ hình cho phép HS vừa học văn hóa vừa học nghề; kết thúc quá trình học tập sở hữu tấm bằng có giá trị quốc gia dễ dàng tìm kiếm việc làm. Cốt lõi của mô hình KOSEN là đào tạo phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng thực hành, sáng tạo và gắn kết chặt chẽ với ngành cơng nghiệp, qua đó, góp phần giải quyết việc làm cho người học. Mơ hình này tiếp nhận HS sau khi tốt nghiệp THCS ở độ tuổi 15 và đào tạo HS trong 5 năm để cấp bằng cao đẳng. KOSEN sử dụng xuyên suốt phương pháp giải quyết vấn đề (problem-based learning) trong quá trình dạy học, giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập, đồng thời, HS được rèn luyện các kỹ năng cần thiết như thói quen/kỹ năng đọc tài liệu, phương pháp tư duy khoa học, tranh luận khoa học,

làm việc tập thể, sớm tiếp cận những vấn đề thực tiễn. Phương pháp này đòi hỏi người GV phải không ngừng học hỏi vươn lên để đáp ứng với yêu cầu giảng dạy. Trong mơ hình KOSEN, hơn 80% giảng viên là những người có trình độ cao về chun mơn. Bên cạnh đó, các trường KOSEN được đầu tư CSVC, máy móc thiết bị phục vụ đào tạo rất hiện đại để các HS có thể thích nghi nhanh chóng với việc làm sau khi tốt nghiệp. Những năm cuối, HS được dành phần lớn thời gian để tiến hành các thí nghiệm và thực tập dưới sự hướng dẫn của GV và chuyên gia nhằm phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân. Khoảng 99% HS tốt nghiệp từ các trường KOSEN tìm được việc làm và làm các công việc đúng chuyên ngành học tập của mình.

1.7.1.4 Hệ thống TAFE (Technical and Further Education) của Úc

Hệ thống TAFE của Úc tuyển sinh đào tạo từ trình độ sơ cấp, trung cấp đến cao đẳng và cao đẳng nâng cao. Hệ thống này được thiết kế với CTĐT liên thông, tiếp nối giữa các trình độ và đầu ra gắn với việc làm. Nhờ vậy, có thể thực hiện đào tạo rất mềm dẻo, linh hoạt để tạo thuận lợi cho người học có thể cần gì học nấy, học suốt đời, nâng cao trình độ nghề nghiệp khi cần thiết và có điều kiện mà khơng phải học lại những điều đã học. Sở dĩ có thể thực hiện được như vậy là vì hệ thống đào tạo này được xây dựng dựa trên ba trụ cột chính là: khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn nghề quốc gia và kiểm định chất lượng GDNN cấp quốc gia.

Để kết nối với việc làm, hiện ở Úc đã hình thành mạng lưới Hỗ trợ học việc Australia (AASN) hoạt động tại khoảng 400 địa điểm để giúp đỡ các công ty và tổ chức tuyển dụng, đào tạo và tiếp tục sử dụng những học viên của Úc từ trước khi bắt đầu đến khi hồn thành khóa học. Có khoảng 190 tổ chức đào tạo nhóm (GTOs) tuyển dụng các học viên hoặc thực tập sinh và kết nối họ với các CSSDLĐ.

Đặc biệt, Chính phủ Úc đã thành lập các Ủy ban tham vấn ngành (IRCs) bao gồm các đại diện đến từ CSSDLĐ có liên kết chặt chẽ với ngành công nghiệp, hiểu biết về nhu cầu kỹ năng của các ngành hoặc nghề nghiệp của họ. IRCs là kênh chính thức đảm bảo các gói đào tạo (training package) đáp ứng

nhu cầu việc làm và mối quan tâm của CSSDLĐ, cơ sở đào tạo và những người có nhu cầu được đào tạo. Họ sử dụng thông tin từ ngành công nghiệp để xem xét, tư vấn và phát triển các gói đào tạo. Các gói đào tạo quy định cụ thể các kiến thức, kỹ năng cần thiết phù hợp với các trình độ trên tồn quốc nhằm thực hiện hiệu quả các CTĐT.

Hệ thống GDNN tại Úc vận hành với sự gắn kết chặt chẽ giữa Chính phủ, các cơ sở đào tạo và CSSDLĐ trong đó Chính phủ liên bang cung cấp kinh phí dành cho việc đào tạo và đánh giá, phát triển chính sách và cung cấp các quy định, đảm bảo chất lượng của lĩnh vực GDNN. Các CSSDLĐ thuộc các ngành tham gia vào tất cả các hoạt động của hệ thống GDNN và có vai trị trọng yếu đối với thành cơng của hệ thống đào tạo này trong việc cung cấp nhân lực cho TTLĐ.

1.7.1.5 Hệ thống đào tạo nghề của Philippines

Ngay từ những năm 2000, Philippines đã định hướng xây dựng hệ thống GDNN với 3 mục tiêu: việc làm hiệu quả, chất lượng và cung đáp ứng cầu.

Philippines đã rất thành công với mơ hình: Tìm kiếm - Tìm thấy - Đào tạo (Seek-Find-Train). Trong đó: (1 seek là tìm kiếm các cơ hội kinh doanh tại địa phương, tìm kiếm việc làm thơng qua TTLĐ trong nước và quốc tế; (2) Find là tìm thấy đúng người cho cơng việc và (3 Train là đào tạo người phù hợp với công việc bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn chất lượng được tham vấn từ các ngành cơng nghiệp. Mơ hình này được thể hiện ở Hình 1.6.

ơ đ 1.6 Mơ hình Seek-Find-Train Tìm kiếm việc làm Tìm thấy người phù hợp Đào tạo người phù hợp với cơng việc GDNN

Mơ hình Seek-Find-Train đã giúp giới trẻ Philipines lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và nguyện vọng của bản thân và đăng k học tại hệ thống GDNN để có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Để quản lý chất lượng đào tạo, Philippines đã ban hành các quy định đào tạo bao gồm các tiêu chuẩn năng lực, tiêu chuẩn đào tạo, đánh giá và công nhận văn bằng. Cơ quan TESDA (Cơ quan giáo dục kỹ thuật và phát triển kỹ năng được nhà nước giao tổ chức đánh giá và cấp chứng chỉ quốc gia, chứng nhận năng lực một cách độc lập cho những người đã lĩnh hội toàn bộ các năng lực để hành nghề hoặc cho cá nhân đã lĩnh hội được một phần năng lực nào đó. Hệ thống này gắn kết việc làm và đào tạo, đã góp phần hình thành một đội ngũ lao động có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý đào tạo trình độ trung cấp theo tiếp cận năng lực hướng tới việc làm (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)