10. Cấu trúc của luận án
1.6 Vận dụn gm hình CIPO vào quản lý đào tạo trình độ trung cấp theo
1.6.2 Quảnlý quá trình dạy học
Quản lý quá trình dạy học bao gồm quản lý việc tổ chức quá trình dạy học, quản lý hoạt động dạy học của GV và HS trong quá trình dạy học.
1.6.2.1 Quản lý tổ chức quá trình dạy học
Quản lý tổ chức quá trình dạy học bao gồm các cơng việc:
- Lựa chọn hình thức tổ chức quá trình dạy học
Tổ chức quá trình dạy học có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau như: Dạy học tại trường, dạy học tại xí nghiệp, tại cơng trường, nông trường, dạy học lý thuyết và thực hành cơ bản tại trường và dạy học thực hành chuyên sâu theo việc làm tại CSSDLĐ, dạy học trực tuyến qua mạng,…Mỗi hình thức tổ chức quá trình dạy học cần có những nội dung và biện pháp quản lý khác nhau. Do vậy, tùy thuộc vào yêu cầu và điều kiện cụ thể để chọn phương thức tổ chức q trình dạy học cho phù hợp.
- Phân cơng giáo viên giảng dạy cho các khóa đào tạo:
Phân công GV giảng dạy cho các khóa đào tạo cần lựa chọn GV có đủ năng lực dạy học tích hợp lý thuyết và thực hành và có am hiểu về vị trí việc làm
mà khóa học đang hướng tới. Nếu các trường khơng có đủ GV có đủ tiêu chuẩn này thì cần mời các GV thỉnh giảng từ các trường khác hoặc từ các CSSDLĐ.
- Bố trí cơ sở vật chất và trang thiết bị để thực hiện các khoá đào tạo Việc bố trí CSVC, TBDH cần căn cứ vào nội dung CTĐT và phương thức đào tạo của các khóa học. Với phương thức đào tạo liên kết với CSSDLĐ thì cần có sự tham gia của các CSSDLĐ trong việc thiết kế các khóa đào tạo.
- Tổ chức dạy học theo các công việc của việc làm
Khác với phương thức đào tạo theo niên chế với kế hoạch dạy học cứng nhắc hiện nay, đào tạo hướng tới việc làm phải rất mềm dẻo, linh hoạt để một mặt đáp ứng được yêu cầu lao động kỹ thuật của CSSDLĐ, mặt khác để người học có cơ hội tìm được việc làm và không phải học quá nhiều điều chưa cần thiết. Để làm được điều này, các trường cần tổ chức dạy học theo các mô-đun năng lực bám sát vị trí việc làm mà các CSSDLĐ đang cần.
- Tổ chức đào tạo theo phương thức tích lũy mơ-đun năng lực
Với đào tạo theo mô - đun năng lực, sau khi học xong mỗi mô - đun người học được đánh giá và nếu đạt thì được cấp chứng chỉ để có thể tìm việc làm và CSSDLĐ có thể tuyển dụng nhân lực theo yêu cầu của họ. Khi cần và có điều kiện họ có thể học tiếp các mơ- đun khác để nâng cao trình độ hoặc chuyển đổi nghề mà không phải học lại những điều đã học. Để làm được điều này, các trường không thể đào tạo theo học chế niên chế mà phải tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ.
1.6.2.2 Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên
Quản lý hoạt động giảng dạy của GV bao gồm các công việc sau:
- Quản lý việc chuẩn bị cho hoạt động dạy và học
Để dạy học heo TCNL nội dung đã được phân công, GV phải biên soạn BGTH lý thuyết với thực hành và thiết kế giáo án theo mẫu quy định. Giáo án là một kịch bản để dạy học, phải có đầy đủ các chủ đề của bài giảng, các hoạt động dạy và học của GV và HS theo từng chủ đề, các phương pháp và phương tiện dạy và học được sử dụng, kết quả cần đạt và thời lượng để dạy và học theo từng chủ đề. Để quản lý việc chuẩn bị cho hoạt động dạy và học, Tổ trưởng bộ môn cần thông qua Giáo án của từng GV trước khi dạy học.
- Quản lý việc thiết kế các tài liệu sư phạm/học liệu: Căn cứ vào giáo án,
GV phải thiết kế các tài liệu sư phạm/học liệu để phát tay cho người học trước khi thực hiện bài giảng. Các tài liệu sư phạm/học liệu phải biên soạn đầy đủ, sát với yêu cầu dạy học và cần được Tổ trưởng bộ môn thông qua trước khi dạy học.
- Quản lý việc thực hiện bài giảng của giáo viên
GV cần chuyển từ dạy học theo tiếp cận nội dung sang dạy học theo tiếp cận mục tiêu để đảm bảo việc hình thành được những năng lực cần thiết cho người học. Phải dạy theo các công việc của việc làm, để HS làm chủ được các năng lực. Các nhà quản lý cần quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung của các bài giảng của GV theo tiến độ và đảm bảo chất lượng. Đảm bảo giảng dạy đúng nội dung của CTĐT, không cắt xén nội dung hoặc thời lượng, nhằm đảm bảo mục tiêu đã đề ra. GV cần ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực, dạy học theo năng lực tích hợp giữa lý thuyết với thực hành, ứng dụng công nghệ thơng tin trong dạy học, dạy học phân hóa,… để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Vấn đề này đang là một khâu yếu của GV ở các trường, Tổ trưởng bộ môn cần tham dự các giờ giảng của GV để theo dõi và góp ý cho GV trong việc cải tiến phương pháp dạy học.
Tùy thuộc vào phương thức đào tạo, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS bao gồm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, đánh giá kết thúc mô - đun, đánh giá kết thúc môn học, đánh giá kết thúc khóa đào tạo. Bởi vậy, với mỗi phương thức đào tạo cần có những nội dung và biện pháp quản lý khác nhau. GV cần kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo năng lực đầu ra của CTĐT. Đánh giá KQHT của HS nhằm mục đích thu thập minh chứng để kết luận kiến thức và kỹ năng mà HS đạt được trong quá trình học tập và xếp loại HS, do vậy phải bảo đảm tính khoa học, chính xác, cơng bằng, khách quan, một mặt khác để có thơng tin phản hồi nhằm cải tiến nội dung CTĐT, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Tổ trưởng bộ mơn cũng như phịng giáo vụ của trường cần theo dõi và giám sát việc đánh giá KQHT của HS theo năng lực.
Quản lý hoạt động học tập của HS bao gồm quản lý việc học tập trên lớp và quản lý việc học tập ngoài giờ lên lớp như quản lý việc hoàn thành các bài tập về nhà, thực hành, thực tập tại CSSDLĐ, các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác… Đây là nhiệm vụ quan trọng của người GV trong dạy học theo TCNL với vai trò là người thiết kế và hướng dẫn HS học tập. Người thầy phải xây dựng được kế hoạch và lập được tài liệu theo dõi sự phát triển của HS trong quá trình phát triển năng lực thơng qua quản lý lộ trình học tập của từng cá nhân, đề xuất cho người học định hướng chuyên môn dựa trên các thông tin được cập nhật liên quan đến nghề và giúp đỡ người học những bước đầu trong con đường nghề nghiệp. Đặc biệt là trong dạy học thực hành, dựa vào các yêu cầu của nghề, GV cần tổ chức, thao tác mẫu, hướng dẫn và kịp thời uốn nắn các sai lệch để giúp cho HS hình thành được các kỹ năng nghề nghiệp.
Về mặt quản lý, GV cần xây dựng và điền vào các phiếu đánh giá thực tập của mỗi người học để thông tin cho người học biết mức độ hình thành các năng lực và xác định điểm đánh giá thực hành hoặc biên soạn sổ tay theo dõi sự tiến bộ của người học trong kì thực tập tại CSSDLĐ.
1.6.2.4 Quản lý việc đánh giá t quả học t p củ học sinh
Việc đánh giá kết quả học tập của HS phải được thực hiện theo tiêu chí (Criteria Referenced Assessment), nghĩa là nó đo kết quả thực hiện hay thành tích của một cá nhân người học trong mối liên hệ so sánh với các tiêu chuẩn, tiêu chí chứ khơng liên hệ so sánh với sự thực hiện hay thành tích của người khác. Các tiêu chí đánh giá được xác định từ các chuẩn nghề quốc gia và một số quy định chuẩn riêng khác. Để đào tạo hướng tới việc làm, việc đánh giá kết quả học tập phải theo năng lực đầu ra phù hợp với chuẩn năng lực nghề nghiệp của vị trí việc làm mà các CSSDLĐ đang sử dụng chứ không phải do các cơ sở GDNN tự đặt ra..