Các nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên cao học về chất lượng đào tạo tại trường đại học nông lâm TP hồ chí minh (Trang 35 - 38)

2.4.1.1 Nghiên cứu của Amina Hameed và Shehla Amjad (2011)

Hameed, A. và Amjad, S. (2011). Sự hài lòng của học viên bậc cao học: Trường hợp tại Trường Đại học COMSATS Abbottabad, Pakistan. Đề tài phân tích các nhân

tố ảnh hưởng đến trải nghiệm trong quá trình học của học viên từ đó đánh giá sự hài lịng của học viên tại cơ sở giáo dục. Mơ hình và các yếu tố tác đợng gồm có giảng viên, nhân viên tư vấn và các khóa học như:

Hình 2.5 Mơ hình ghiên cứu của AminaHameed và ShehlaAmja

Nguồn: AminaHameed và ShehlaAmja (2011) Nghiên cứu sử dụng 58 câu hỏi khảo sát. Số lượng phiếu khảo sát phát ra là 250 phiếu, trong đó có 157 phiếu hợp lệ. Để phân tích dữ liệu tác giả đã dùng phương pháp: Thống kê mô tả, phân tích đợ tin cậy (Cronbach's alpha), phân tích tương quan và phân tích hồi quy.

Kết quả cho thấy các nhân tố tác động lên trải nghiệm của sinh viên theo thứ tự đầu tiên là các khóa học, sau đó đến giảng viên và cuối cùng là nhân viên tư vấn. Từ việc tác động lên trải nghiệm trong quá trình học của sinh viên thì các yếu tố cũng sẽ tác động lên sự hài lịng của học viên. Nghiên cứu đề x́t mợt số giải pháp như: Nghiên cứu và sắp xếp lại các chương trình học, các khóa học sao cho phù hợp; Điều chỉnh lại việc lên lịch khóa học và thơng báo sớm đến sinh viên; Một số giải pháp khác cho giảng viên và nhân viên tư vấn.

Giảng viên

Nhân viên tư vấn

Các lớp học

Kinh nghiệm của học viên

Sự hài lòng của học viên tại cơ

2.4.1.2 Nghiên cứu của Mahtab Shirazi (2017)

Shirazi, M. (2017). Phân tích các yếu tố tác động và sự hài lòng của sinh viên (từ khóa 2014 đến 2016). Nghiên cứu xác định mơ hình với 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự

hài lịng và mức đợ hài lòng của sinh viên: Giáo viên; Bạn cùng lớp; Đợng lực; Thành tích học tập cá nhân; Đánh giá thành tích học tập; Mơi trường giáo dục. Bảng khảo sát được chia thành 59 câu hỏi và tiến hành khảo sát 160 sinh viên khóa 2014 đến 2016 học ngành Quản lý Công nghiệp. Tthu lại được 113 phiếu hợp lệ để phân tích. Các phương pháp được sử dụng: Thống kê mơ tả, phân tích đợ tin cậy, phân tích tương quan và phân tích hồi quy để phân tích các yếu tố.

Qua phân tích thì kết quả thu được gồm 6 yếu tố là hài lòng với giáo dục, hài lòng với giáo viên, sự hài lòng với bạn cùng lớp, sự hài lịng với thành tích học tập, sự hài lịng với phương đánh giá giáo dục và sự hài lịng với mơi trường giáo dục. Một số giải pháp được đưa ra như: Trong quá trình học tập cần được sự quan tâm và điều chỉnh hợp lý bởi các cơ quan chức năng và giáo viên. Giáo viên cần được trau dồi về chuyên môn và khả năng truyền đạt để tăng sự hài lịng của sinh viên. Cần có sự hịa đồng, tương tác và khả năng kết nối giữa sinh viên với nhau để đạt được điều này thì Nha trường và giáo viên cần có những phương pháp hợp lý. Phương pháp đánh giá giáo dục là mợt khía cạnh khác của sự hài lịng học tập của sinh viên. Mơi trường giáo dục cần năng động, linh hoạt, đổi mới và đầy đủ cơ sở vật chất để sinh viên học tập và nghiên cứu.

2.4.1.3 Nghiên cứu của Bruce Mwiya và cộng sự (2017)

Bruce Mwiya et al. (2017). Mối quan hệ giữa sự hài lòng và chất lượng đào tạo cao

học: Minh chứng từ Trường Đại học công lập ở Zambia, Zambia. Đề tài đánh giá

mức độ ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ lên sự hài lòng và lòng trung thành của học viên. Nghiên cứu áp dụng mơ hình SERVPERF xác định mức độ ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng gồm 5 yếu tố: hữu hình, đáng tin cậy, đáp ứng, đồng cảm và đảm bảo.

Hình 2.6 Mơ hình nghiên cứu của Bruce Mwiya và cợng sự

Nguồn: Bruce Mwiya et al. (2017) Với 700 phiếu khảo sát được phát ra, thu lại được 656 phiếu đủ điều kiện để phân tích chiếm tỷ lệ 93,7%. Nghiên cứu sử dụng lấy mẫu phân tầng theo tỷ lệ. Việc chọn mẫu các yếu tố dựa trên sự khác nhau các khoa. Kết quả khi phân tích 656 phiếu khảo sát sinh viên đại học chính qui cuối năm có đợ tuổi trung bình là 26,47 trong đó có 50,46% nữ và 49,54% nam, 78,83% sinh viên kinh tế và phần còn lại là học viên các khoa khác. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng 5 yếu tố (hữu hình, đáng tin cậy, đáp ứng, đồng cảm và đảm bảo) là đều quan trọng và ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên và lần lượt là ảnh hưởng lên lòng trung thành. Giải pháp tác giả rút ra được từ nghiên cứu như: Cần phát triển chiến lược và thiết lập các ưu tiên phân bổ nguồn lực để cải thiện chất lượng dịch vụ; Cần có những biện pháp và kế hoạch nâng cao sự hài lòng của học viên từ đó sẽ tạo được ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi lịng trung thành của học viên.

2.4.1.4 Một nghiên cứu khác về sự hài lòng

Nghiên cứu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên tại Khoa Quốc tế và Châu Âu học,

Trường Đại học Piraeus, Hy Lạp. (Diamantis, G.V.và Benos, V.K., 2007). Đề tài

đánh giá sự hài lòng của sinh viên tác giả sử dụng phương pháp đánh giá sự hài lòng khách hàng MUSA (Multicriteria Satisfaction Analysis - phân tích sự hài lịng nhiều tiêu chí) bao gồm 4 tiêu chí: Giáo dục; Hỗ trợ hành chính; Hữu hình; Hình ảnh và Danh tiếng của khoa. Kết quả cho thấy sự hài lịng của sinh viên khoa Quốc

Hữu hình Đáng tin cậy Đáp ứng Đồng cảm Đảm bảo Sự hài lòng về chất lượng đào tạo cao học

tế và Châu Âu học là 89,3%, cao hơn hẳn so với 8 khoa khác trong trường đại học Piraeus. Các tiêu chí sử dụng để đánh giá có sự hài lịng rất cao tuy nhiên tầm quan trọng của các tiêu chí này thì khơng giống nhau đối với sinh viên: Cao nhất là giáo dục 41,1%, Hình ảnh và Danh tiếng của khoa (25%), trong khi đó tiêu chí hữu hình và hỗ trợ hành chính là ít hơn đáng kể.

Sherry, Bhat và Ling (2004) đã tiến hành nghiên cứu đo lường kỳ vọng và cảm nhận

của sinh viên nước ngồi về Học viện Cơng nghệ UNITEC, Auckland, New Zealand

với thang đo SERVQUAL. Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo đạt độ tin cậy và giá trị tốt với 5 thành phần phân biệt như lý thuyết đưa ra; tất cả các khoảng cách giữa cảm nhận và kỳ vọng của 5 thành phần đều âm và có ý nghĩa thống kê. Trong khi chất lượng kỳ vọng của sinh viên trong nước và bản xứ khác nhau khơng đáng kể, thì chất lượng cảm nhận của sinh viên nước ngoài thấp hơn rất nhiều. Do đó, sinh viên nước ngồi có khoảng cách cảm nhận - kỳ vọng lớn hơn. Trong đó, khoảng cách đáng kể nhất là tḥc về các thành phần cảm thông, năng lực phục vụ và khả năng đáp ứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên cao học về chất lượng đào tạo tại trường đại học nông lâm TP hồ chí minh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)