Phương pháp nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên cao học về chất lượng đào tạo tại trường đại học nông lâm TP hồ chí minh (Trang 56 - 57)

3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ

3.2.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là kết hợp của việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu và kỹ thuật thảo luận nhóm, và tham khảo chuyên gia (giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy và nhân viên phụ trách đào tạo). Nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang đo. Cơng cụ để thu thập dữ liệu định tính là dàn bài phát thảo được thay thế cho bảng câu hỏi chi tiết. Dàn bài phát thảo gồm 2 phần chính. Phần thứ nhất giới thiệu mục đích và tính chất của việc nghiên cứu. Phần thứ hai bao gồm các câu hỏi gợi ý cho việc thảo luận để thu thập dữ liệu (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011, trang 75)

Mơ hình nghiên cứu sự hài lòng của học viên cao học tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM được đề xuất dựa trên lý thuyết về xây dựng thang đo và về sự thỏa mãn của khách hàng, tham khảo các thang đo đã được phát triển trên thế giới như thang đo SERVQUAL, các nghiên cứu mẫu về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng (Parasuraman và công sự, 1985), nghiên cứu của Diamantis và

Benos (2007), Nguyễn Thành Long (2006), bài báo cáo của Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2006), nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiển (2011), các nghiên cứu đề tài trước đây của Nguyễn Thị Hồng Linh (2010), Nguyễn Thị Thắm (2010)... Chúng được điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với mục tiêu đề tài luận văn.

Thang đo sự hài lòng học viên cao học tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM được thiết kế gồm 50 biến quan sát cho 09 nhân tố độc lập: (1) Cơ sở vật chất gồm 05 biến quan sát, (2) Chương trình đào tạo gồm 05 biến quan sát, (3) Giảng viên gồm 05 biến quan sát, (4) Nhân viên gồm 05 biến quan sát, (5) Sự quan tâm của Nhà trường gồm 05 biến quan sát, (6) Thực hiện cam kết gồm 05 biến quan sát, (7) Chương trình hỗ trợ gồm 05 biến quan sát, (8) Học phí gồm 04 biến quan sát, (9) Tạo động lực gồm 05 biến quan sát và 01 nhân tố phụ tḥc là Sự hài lịng của học viên cao học gồm 6 biến quan sát.

Sau khi xây dựng thang đo nháp, tác giả tiến hành thảo luận nhóm với 15 học viên (chia thành 3 nhóm) là lớp trưởng, lớp phó của các lớp cao học khóa 2016, 2017 và 2018; đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia là các giáo viên hướng dẫn, giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy cao học, Trưởng/phó phịng đào tạo sau đại học và các chuyên viên phụ trách đào tạo sau đại học có kinh nghiệm. (danh sách đính kèm xem tại Phụ lục 1, nội dung và câu hỏi thảo luận xem Phụ lục 2.1).

Từ kết quả thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến chuyên gia (Phụ lục 2.2) tác giả tiến hành hiệu chỉnh thang đo để hình thành nên thang đo sơ bợ như Bảng 3.1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên cao học về chất lượng đào tạo tại trường đại học nông lâm TP hồ chí minh (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)