.3 Mơ hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên cao học về chất lượng đào tạo tại trường đại học nông lâm TP hồ chí minh (Trang 29 - 30)

Nguồn: Parasuraman et al. (1985) SERVQUAL thể hiện chất lượng dịch vụ như là sự khác nhau giữa mong đợi của khách hàng về một dịch vụ và nhận thức của khách hàng về dịch vụ thực sự được chuyển giao. Như vậy, nếu nhận thức của khách hàng nhỏ hơn mong đợi của khách hàng thì chất lượng cảm nhận nhỏ hơn và cần phải cải tiến.

2.2.1.4 Nghiên cứu của Cronin và Taylor (1992)

Đến năm 1988, mơ hình SERVQUAL, dùng để đánh giá cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ và rút bớt 10 đặc tính chất lượng dịch vụ thành 05 đặt tính chất lượng dịch vụ: (1) sự tin cậy, (2) sự đáp ứng, (3) năng lực phục vụ, (4) sự cảm thơng và (5) phương tiện hữu hình.

Trên cơ sở mơ hình SERVQUAL của Parasuraman (1985), Cronin và Taylor (1992) đã khắc phục và cho ra đời mơ hình SERVPERF, mợt biến thể của SERVQUAL. Theo mơ hình SERVPERF thì: Chất lượng dịch vụ = Mức đợ cảm nhận

Bợ thang đo SERVPERF cũng có 22 phát biểu với 05 thành phần cơ bản tương tự như phần hỏi về cảm nhận của khách hàng trong mơ hình SERVQUAL, tuy nhiên bỏ qua phần hỏi về kỳ vọng, 05 thành phần cơ bản là:

Thứ nhất - Sự tin cậy (reliability): Sự tin cậy nói lên khả năng cung ứng dịch vụ chính xác, đúng giờ và uy tín.

Thứ hai – Sự đáp ứng (responsiveness): Đây là tiêu chí đo lường khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, xử lý hiệu quả các khiếu nại, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Thứ ba – Năng lực phục vụ (assurance): Đây là yếu tố tạo nên sự tín nhiệm, tin tưởng cho khách hàng được cảm nhận thông qua sự phục vụ chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn giỏi, phong thái lịch thiệp và khả năng giao tiếp tốt.

Thứ tư - Sự cảm thơng (empathy): Sự cảm thơng chính là sự quan tâm, chăm sóc khách hàng ân cần, dành cho khách hàng sự đối xử chu đáo tốt nhất có thể (providing individual attention) giúp cho khách hàng cảm thấy mình là “thượng khách” của doanh nghiệp và ln được đón tiếp nồng hậu mọi lúc, mọi nơi.

Thứ năm – Phương tiện hữu hình (tangibles): Chính là hình ảnh bên ngồi của các cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, phong thái của đội ngũ nhân viên, tài liệu, sách hướng dẫn và hệ thống thông tin liên lạc của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên cao học về chất lượng đào tạo tại trường đại học nông lâm TP hồ chí minh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)