Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên cao học về chất lượng đào tạo tại trường đại học nông lâm TP hồ chí minh (Trang 72)

Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM là trường đại học đa ngành, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tọa lạc trên khu đất rộng 118 ha, thuộc phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Tiền thân là Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc (1955), Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1963), Học viện Nông nghiệp (1972), Trường Đại học Nơng nghiệp Sài Gịn (tḥc Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức (1974), Trường Đại học Nông nghiệp 4 (1975), Trường Đại Học Nông Lâm Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (1985) trên cơ sở sát nhập Trường Đại học Nông nghiệp 4 (Thủ Đức - TP. HCM) và Trường Cao đẳng Lâm nghiệp (Trảng Bom - Đồng Nai), Trường Đại học Nông Lâm (thành viên Đại học Quốc gia TP. HCM - 1995), Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh trực tḥc Bợ Giáo dục và Đào tạo (2000).

Trải qua 60 năm hoạt động, Trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, chuyển giao công nghệ, quan hệ quốc tế. Trường đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động Hạng ba (năm 1985), Huân chương Lao động Hạng nhất (năm 2000), Huân chương Độc lập Hạng ba (năm 2005).

Với mục tiêu chiến lược là tiếp tục xây dựng, phát triển thành mợt trường đại học có chất lượng về đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, sánh vai với các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

4.1.2 Cơ sở vật chất

Cơ sở đào tạo chính của Trường Đại học Nơng Lâm TP.HCM, khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM. Ngồi ra, trường cịn có phân hiệu tại Gia Lai, Ninh Thuận và liên kết đào tạo tại nhiều địa phương khác trong cả nước từ Phú Yên đến Cà Mau.

Hiện tại trường có 01 viện nghiên cứu, 15 Khoa và Bộ môn trực thuộc với trên 60 phịng thí nghiệm, 86 phịng học với 5652 chỗ ngồi, 14 trung tâm nghiên cứu và ứng dụng, 01 thư viện trung tâm với trên 15000 đầu sách, 1000 máy tính được nối mạng nội bộ và Internet, 01 bệnh xá thú y, 01 trại thực nghiệm thủy sản và 04 trung tâm nghiên cứu thí nghiệm về nông học, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi… Thư viện điện tử của Nhà trường góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu và tự học sinh viên. Viện Công nghệ sinh học và công nghệ môi trường (RIBET) góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ bậc cao.

Tuy nhiên, với điều kiện cơ sở vật chất lớn như trên nhưng trường vẫn tồn tại nhiều điểm hạn chế. Những hạn chế còn tồn tại như mức phân bổ về cơ sở vật chất chưa hợp lý với những chuyên ngành được đầu tư nhiều và những chuyên ngành đầu tư ít. Các máy móc thiết bị hỗ trợ giảng dạy đang trong giai đoạn đầu tư mới. Sự phân bố phòng học chưa đồng đều. Với những mặt hạn chế trên thì Nhà trường đang có những giải pháp tích cực để cải thiện và khắc phục.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2018, 2018)

4.1.3 Chương trình đào tạo

Trường Đại học Nơng Lâm TP. HCM thực hiện các nhiệm vụ chính như sau: Đào tạo cán bợ kỹ thuật có trình đợ đại học và sau đại học trong các lĩnh vực: Nông lâm ngư nghiệp, Cơ khí, Kinh tế, Quản lý, Ngoại ngữ, Sư phạm, Môi trường, Sinh học, Hố học, Cơng nghệ thơng tin. Nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngồi nước. Chuyển giao tiến bợ khoa học kỹ thuật đến doanh nghiệp và người sản xuất.

Hằng năm, Nhà trường tuyển sinh trên 5.000 sinh viên hệ chính quy bậc đại học, 500 học viên cao học và 10 - 15 nghiên cứu sinh.

Năm 1990, thực hiện chủ trương đổi mới đại học, từ chỗ đào tạo chuyên sâu theo các chuyên ngành hẹp với học chế niên chế, Nhà trường chuyển sang đào tạo theo diện rộng với học chế hỗn hợp niên chế kết hợp học phần. Từ năm 2008, Nhà trường chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Với học chế này, sinh viên được xem là trung tâm của q trình đào tạo, được quyền chủ đợng thiết kế tiến độ, kế hoạch học tập tùy thuộc khả năng, điều kiện của bản thân và sẽ nhận được văn bằng đại học qua việc tích lũy đủ mợt khối lượng các loại tri thức giáo dục.

Hiện nay, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM chỉ đào tạo ở hai cấp bậc, là đại học và sau đại học. Quy mô đào tạo hiện nay của Trường trên 23.000 sinh viên các bậc, hệ đào tạo, với 54 ngành/chuyên ngành, trong đó có 53 ngành đào tạo 4 năm và một ngành 5 năm. Bậc sau đại học gồm 16 chun ngành trình đợ thạc sĩ và 12 chun ngành trình đợ tiến sĩ. Trong đó, chương trình đào tạo thạc sĩ với thời gian đào tạo từ 1,5 đến 2 năm. Chương trình đào tạo tiến sĩ với thời gian đào tạo từ 4 đến 5 năm. Qui mô trên 1400 học viên cao học và hơn 80 nghiên cứu sinh.

Bên cạnh những ưu điểm như trên thì vẫn cịn những nhược điểm cần phải khác phục như chưng trình của các chun ngành, các mơn học cần phải có cập nhật và thay đổi thường xun. Có những chun ngành tuyển sinh khơng được nhiều do đầu tư về tuyển sinh chưa tốt cần khắc phục.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2018, 2018)

4.1.4 Đội ngũ giảng viên

Trường đã không ngừng phát triển mạnh về số lượng và chất lượng đội ngũ để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chính trị với 950 thầy cô giáo và cán bộ công chức, trong đó có gần 600 giảng viên với 02 GS, 28 PGS, 118 tiến sĩ và hơn 300 thạc sĩ gần 70% có trình đợ sau đại học.

Với đội ngũ giảng viên lớn như trên thì trường ln được đánh giá là một trong những trường mạnh của khu vực. Tuy nhiên, việc chăm lo đời sống và tinh thần cho đội ngũ giảng viên vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu. Đội ngũ giảng viên cần được tạo điều kiện nhiều hơn về vật chất và tinh thần, tạo điều kiện để có thể học tập lên cao hơn, thường xuyên bổ sung thêm kiến thức mới. Những điều này sẽ giúp cho giảng viên có đợng lực tốt hơn trong công tác giảng dạy và truyền đạt kiến thực sâu rộng hơn cho học viên.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2018, 2018)

4.1.5 Nhân viên

Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM là một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực nên số lượng cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên đã và đang phát triển mạnh. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của trường đáp ứng được các yêu cầu về số lượng, trình đợ chun mơn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức theo quy định. Tính đến ngày 31/12/2018, tổng số cán bộ, viên chức của trường là 887 người, bao gồm 609 cán bộ giảng viên và 278 người cán bộ phục vụ. Hằng năm, viên chức chuyên trách đề được trường tạo điều kiện tham gia các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo ngoài việc tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên tham gia các buổi đào tạo chuyên mơn thì Nhà trường cịn phải chú trọng thêm việc tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên tham gia các buổi đào tạo kỹ năng mềm, các buổi hội thảo và tổ chức các chuyên du lịch hè để tăng tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong Nhà trường.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2018, 2018)

4.1.6 Tạo động lực

Động lực học tập của học viên cao học chịu sự tác động đa dạng, phức tạp chịu sự tác động từ các yếu tố kinh tế - xã hợi và các yếu tố các nhân như lịng đam mê,

thỏa mãn ý thích, tự muốn khẳng định mình hay chịu sự tác đợng mạnh mẽ từ phía gia đình.

Đợng lực học tập của học viên chịu sự tác động của các yếu tố bên trong như mơng muốn có mợt cơng việc tốt trong tương lai, để khẳng định bản thân và nâng cao kiến thức, phát triển nhân cách. Tự bản thân người học sẽ cố gắng không ngừng vươn lên trong học tập để thực hiện mực tiêu đó.

Đợng lực học tập chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài như danh tiếng của trường thúc đẩy học viên học tập và cống hiến vì sự nghiệp xây dựng danh tiếng của trường. Điểm mạnh về cơ sở vật chất của trường cũng là yếu tố thúc đẩy động lực học tập của học viên. Đội ngũ giáo viên ưu tú, không ngừng học tập và đối mới phương pháp giảng dạy, ln hết lịng tận tình vì học viên cũng là đợng lực giúp học viên cỗ gắng hơn trong học tập. Ngoài ra, cịn các học bổng và chính sách hỗ trợ của Nhà trường cũng là điểm quan trọng để tạo động lực cho học viên.

Để tạo động lực học tập cho học viên thì trước tiên phải hiểu được bản chất đợng lực của học viên là gì để từ đó có các tác đợng phù hợp. Đợng lực học tập của học viên mang tính tự nguyện. Nó xuất phát từ bản thân của học viên, thể hiện niềm đam mê, hứng thú với việc học tập. Do đó tạo đợng lực cho học viên chỉ là tạo các điều kiện thuận lợi kích thích cho học viên tự tìm thấy đợng lực học tập của mình.

4.1.7 Học phí

Từ năm học 2015-2016, Nhà trường đã áp dụng khung chính sách học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ban hành ngày 02/10/2015. Theo nghị định này thì mức thu học phí của giáo dục đại học công lập được thực hiện theo nguyên tắc về khả năng tự chủ tài chính của cơ sở giáo dục.

Nghị quyết 77/NQ-CP của Chính phủ cho phép cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ được tự chủ một cách rộng mở hơn trên tất cả các phương diện tuyển sinh, ngành nghề giáo dục và học phí. Thể nhưng việc cho các trường đại học công lập được

quyết định mức học phí bình qn tối đa bằng mức trần học phí do Nhà nước quy định vẫn cịn là “rào cản” để các trường có thể pháp triển mợt cách tồn diện.

Dưới góc đợ các trường đại học công lập: Việc tăng học phí đã góp phần tăng nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, các trường vẫn bị khống chế bởi chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, các trường vẫn phải thực hiện mức thu học phí trong trần quy định thấp nên khơng bù đắp đủ chi phí hoạt đợng thường xun.

Dưới góc đợ người học: Hiện nay mức thu học phí vẫn chưa phù hợp với khả năng chi trả của người học. Để hỗ trợ, nhà nước thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính. Các chính sách bao gồm miễn, giảm học phí, cấp học bổng và cho vay ưu đãi.

4.1.8 Chương trình hỗ trợ

Trong giai đoạn từ 2012 đến 2018, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã thực hiện tốt sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, đạt chuẩn về học thuật, đạo đức nghề nghiệp và tư duy sáng tạo. Người học luôn là đối tượng trung tâm của hoạt động đào tạo. Do đó, mọi nguồn lực của trường được huy động để phục vụ tốt nhất quá trình dạy và học.

Trường đã cung cấp đầy đủ, kịp thời các văn bản Nhà nước, quy định, thông báo của Nhà trường giúp học viên hiểu rõ mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo và các yêu cầu khác về kiểm tra, đánh giá. Tại trường, người học luôn được đảm bảo các chế đợ chính sách xã hợi theo quy định của Nhà nước, được tạo điều kiện tham các phong trào thể dục thể thao, được đảm bảo về an tồn. Trường đã có nhiều hoạt động hỗ trợ học viên nhằm tăng tỉ lệ tốt nghiệp, dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe và dịch vụ căn tin để học viên có thể yên tâm học tập tại trường.

Tuy nhiên, ngoài những điểm nêu trên thì Nhà trường cần phải xây dựng các quy trình như: Quy trình miễn giảm học phí, Quy trình trao học bổng và các dịch vụ y tế, căn tin một cách tiêu chuẩn và thuận tiện để tăng sự hài lòng của học viên về chất lượng dịch vụ đào tạo khi học viên đã chọn theo học tại trường.

4.1.9 Đào tạo trình độ thạc sĩ

Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM được giao nhiệm vụ đào tạo trình đợ tiến sĩ từ năm 1985 (bắt đầu tuyển sinh năm 1987) và trình đợ thạc sĩ từ năm 1993. Với kinh nghiệm trên 30 năm đào tạo sau đại học, trường đã và đang từng bước hoàn thiện hơn nữa chất lượng đào tạo của mình, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao trình đợ giảng viên của trường và cung cấp nguồn lực trình đợ cao phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Cho đến nay, trường đã đào tạo được 104 tiến sĩ và 3213 thạc sĩ. (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2018, 2018)

Trong những năm gần đây mỗi năm trường tuyển hơn 400 học viên cao học và trung bình có khoảng 1.400 học viên học tập và nghiên cứu tại trường. Tuy nhiên, cũng như tình hình chung trong cả nước, cơ cấu học viên theo ngành đào tạo có sự mất cân đối lớn: Có trên 50% học viên theo học thuộc 4 lĩnh vực của chuyên ngành Kinh tế, Quản lý và số học viên cịn lại tḥc các lĩnh vực chuyên ngành Khoa học - Kỹ thuật.

Bảng 4.1 Thống kê học viên cao học khóa 2016, 2017 và 2018

Đơn vị: Học viên STT Chuyên ngành Khóa 2016 Khóa 2017 Khóa 2018 TỔNG 1 Chăn nuôi 9 10 5 24 2 Thú y 35 33 11 79

3 Nuôi trồng Thủy sản 5 7 11 23

4 Công nghệ Sinh học 21 24 18 63

5 Công nghệ Thực phẩm 14 10 13 37

6 Khoa học Cây trồng 46 44 40 130

7 Bảo vệ Thực vật 17 18 16 51

8 Lâm học 9 57 11 77

9 CN Chế biến Lâm sản 11 2 13

10 KT Chế biến Lâm sản 1 1

11 Kinh tế Nông nghiệp 133 19 19 171

12 Kỹ thuật Cơ khí 6 8 2 16

13 Quản lý Đất đai 147 101 51 299

14 QL Tài nguyên và Môi trường 59 73 48 180

15 Kỹ thuật Hóa học 8 3 2 13

16 Kỹ thuật Môi trường 2 9 11

17 Quản lý Kinh tế 89 175 264

TỔNG 522 507 423 1428

Vài năm trở lại đây, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hợi thì quy mơ đào tạo cao học của trường đã tăng lên đáng kể, hiện bằng khoảng 10% đại học hệ chính quy tương ứng với số lượng là 1.428 học viên cao học của 16 chuyên ngành và 120 nghiên cứu sinh của 12 chuyên ngành. Trong đó, số lượng học viên khóa 2016, 2017 và 2018 đang học tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM là 830 học viên.

Bảng 4.2 Thống kê học viên cao học khóa 2016, 2017 và 2018 đang học Đơn vị: Học viên Đơn vị: Học viên

STT Tên ngành Số lượng

1 Chăn nuôi 24

2 Thú y 58

3 Nuôi trồng Thủy sản 23

4 Công nghệ Sinh học 63

5 Công nghệ Thực phẩm 37

6 Khoa học Cây trồng 130

7 Bảo vệ Thực vật 51

8 Lâm học 27

9 CN Chế biến Lâm sản 13

10 KT Chế biến Lâm sản 1

11 Kinh tế Nông nghiệp 28

12 Kỹ thuật Cơ khí 16

13 Quản lý Đất đai 145

14 QL Tài nguyên và Môi trường 118

15 Kỹ thuật Hóa học 13

16 Kỹ thuật Môi trường 11

17 Quản lý Kinh tế 72

TỔNG 830

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp (2018) Tuy nhiên bên cạnh số lượng gia tăng thì mợt vấn đề quan trọng chính là chất lượng đào tạo. Để hoàn thiện hơn nữa chất lượng giảng dạy, phục vụ và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của học viên, trường cần tìm hiểu và thăm dị ý kiến của học viên - những người trực tiếp tham gia khóa học và những đánh giá của họ về khóa học được đào tạo. Từ đó, trường có thể nhìn nhận, đánh giá lại những điểm mạnh, điểm chưa đạt được của mình trong quá trình đào tạo, đưa ra mợt số giải pháp cụ thể nhằm hồn thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ đào tạo và đáp ứng tối đa mong muốn của học viên. Các chương tiếp theo của đề tài sẽ phần nào giải quyết những vấn đề này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên cao học về chất lượng đào tạo tại trường đại học nông lâm TP hồ chí minh (Trang 72)