Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 140 - 141)

Với cùng một mô hình tổ chức xã hội kiểu Xôviết, khi gặp khó khăn khủng hoảng các nƣớc xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải cách, cải tổ, đổi mới, nhƣng Liênxô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thì sụp đổ, một số nƣớc xã hội chủ nghĩa khác thì không. Chung quy lại vấn đề nảy sinh từ nội bộ Đảng cầm quyền và sai lầm, sự phản bội của những ngƣời lãnh đạo cao nhất. Bởi vì, các nƣớc xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đảng là trung tâm lãnh đạo và chỉ huy của nhà nƣớc và xã hội. Đảng có vấn đề thì đó là vấn đề mang tính sống còn đối với nhà nƣớc và đối với chế độ.

Trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về đƣờng lối chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức. Đảng không coi trọng kết hợp chủ nghĩa Mác -Lênin với thực tiễn nƣớc mình và đặc điểm thời đại, không coi trọng việc kế thừa, bổ sung và phát triển lý luận mácxít. Hoặc là giáo điều, rập khuôn máy móc, không căn cứ vào tình hình mới để phát triển sáng tạo. Đánh giá không công bằng với lịch sử, từ chỗ phê phán sai lầm của cá nhân đi đến phủ nhận toàn bộ lịch sử của Đảng và của nhà nƣớc, phủ định chế độ xã hội chủ nghĩa, phủ định chủ nghĩa Mác -Lênin để cuối cùng đi theo con đƣờng chủ nghĩa dân chủ xã hội.

Về tổ chức. Chế độ tập trung trong Đảng bị phá hoại, không những làm cho Đảng mất khả năng của bộ chỉ huy chiến đấu mà ngay mâu thuẫn trong đảng cũng không giải quyết nổi. Tính chất quan liêu, giáo điều bảo thủ rất nặng nề ở bộ phận lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nƣớc tác động to lớn đến đời sống xã hội. Nhân danh cải tổ với khẩu hiệu dân chủ hoá, công khai hóa trong bộ phận

145 lãnh đạo cấp cao đã hình thành các phe nhóm. Với chiêu bài phi chính trị lực lƣợng vũ trang, quân đội có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc chứ không thuộc đảng phái nào để tách lực lƣợng vũ trang khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, từng bƣớc vô hiệu hoá và giải tán Đảng Cộng sản. Sự phân liệt Đảng Cộng sản thành các phe nhóm chính trị khác nhau, nhiều tổ chức, đảng phái chính trị ra đời đấu tranh giành quyền lực chính trị. Khuynh hƣớng dân tộc ly khai nảy sinh, những cuộc xung đột đẫm máu xảy ra tạo môi trƣờng cho các lực lƣợng phản động trỗi dậy, xã hội mất phƣơng hƣớng gây thảm hoạ cho nhân dân.

Lực lƣợng phản bội trong nƣớc tìm chỗ dựa từ các chính phủ tƣ sản bên ngoài, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội cũng xem đây là cơ hội tốt để thực hiện ý đồ “diễn biến hoà bình”. Chúng ra sức cổ vũ lôi kéo những phần tử cơ hội, phản bội giữ địa vị cao ở các cơ quan đảng, nhà nƣớc để đƣa đất nƣớc theo xu hƣớng tƣ bản. Khi bộ phận lãnh đạo tối cao đã liên kết với lực lƣợng đế quốc bên ngoài thì chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xôviết dễ dàng sụp đổ.

Vậy chủ nghĩa xã hội sụp đổ có phải là tất yếu lịch sử? Trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội mô hình Xôviết trì trệ và khủng hoảng thì cải cách, cải tổ, đổi mới là tất yếu mới có thể đƣa đất nƣớc ra khỏi khủng hoảng. Nhƣng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội không thể là tất yếu vì thực tế ở những nƣớc xã hội chủ nghĩa khác qua cải cách đổi mới đã đƣa đất nƣớc từng bƣớc thoát khỏi khó khăn. khủng hoảng nhƣ Trung Quốc, Việt Nam. Vấn đề là ở chỗ cải cách, cải tổ, đổi mới nhƣ thế nào, cần phải giữ vững nguyên tắc nào mà thôi.

9.3. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.

9.3.1. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loài người

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 140 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)