Giá trị thặng dư nguồn gốc của tích luỹ tư bản

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 37 - 38)

Tái sản xuất là tất yếu khách quan của xã hội loài ngƣời. Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.

Dƣới chủ nghĩa tƣ bản, muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tƣ bản phải sử dụng một phần giá trị thặng dƣ để tăng thêm tƣ bản ứng trƣớc.

Sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản. Tư bản do quá trình tích luỹ mà có gọi là tư bản tích luỹ hay tư bản phụ thêm.

Ví dụ: Một nhà tƣ bản thu đƣợc số giá trị thặng dƣ là 100 đơn vị tiền tệ, anh ta tiêu dùng 50

đơn vị còn 50 đơn vị dùng để đầu tƣ thêm mở rộng sản xuất, 50 đơn vị tiền tệ đó đã trở thành tƣ bản, khi đó đã có sự tích luỹ và 50 đơn vị tiền tệ đầu tƣ thêm gọi là tƣ bản tích luỹ.

Việc phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dƣ đã chỉ ra nguồn gốc của giá trị thặng dƣ là lao động không đƣợc trả công của ngƣời công nhân làm thuê sáng tạo ra.

Nhƣ vậy nguồn gốc của tích luỹ tƣ bản là giá trị thặng dƣ- là lao động của công nhân bị nhà tƣ bản chiếm không.

42 Thực chất của tích luỹ tƣ bản: Tích lũy tƣ bản là tái sản xuất tƣ bản theo quy mô ngày càng mở rộng. Nói cách khác là sự tăng cƣờng bóc lột giá trị thặng dƣ. Theo Mác: “sự bóc lột ngƣời công nhân trong quá khứ lại trở thành phƣơng tiện tăng cƣờng bóc lột ngƣời công nhân trong hiện tại”.

Động lực của tích lũy:

+ Để thu đƣợc nhiều giá trị thặng dƣ. + Do cạnh tranh.

+ Do yêu cầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

Tỷ suất tích luỹ: Tỷ lệ tính theo (%) giữa số lƣợng giá trị thặng dƣ biến thành tƣ bản phụ thêm với tổng giá trị thặng dƣ thu đƣợc.

Mặt khác “tƣ bản ban đầu chỉ là giọt nƣớc, tƣ bản tích luỹ là cả dòng sông mênh mông”. Nói cách khác, toàn bộ của cải của giai cấp tƣ sản đều do lao động của giai cấp công nhân tạo ra. Chính vì thế, giai cấp công nhân có quyền đƣợc chiếm hữu số của cải mà họ đã tạo ra ấy. Bởi vậy,cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân là đòi lại chính những tài sản của họ. Cuộc đấu tranh ấy là hoàn toàn chính đáng và hợp qui luật.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)