Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với giai cấp công nhân

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 96 - 97)

- Giai cấp công nhân là cơ sở giai cấp của Đảng Cộng sản

Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “ Những ngƣời cộng sản không phải là một đảng riêng biệt, đối lập với các đảng công nhân khác. Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản”19. Giai cấp vô sản là cơ sở giai cấp của Đảng, là nguồn bổ xung lực lƣợng cho Đảng. Những đảng viên của Đảng cộng sản là nhƣĩng ngƣời công nhân có giác ngộ lý tƣởng cách mạng, đƣợc trang bị lý luận cách mạng, tự giác gia nhập Đảng

- Đảng Cộng sản là đội tiên phong chiến đấu, là lãnh tụ chính trị, là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân

Đảng Cộng sản là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, bao gồm những ngƣời ƣu tú, tiên tiến nhất tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; nắm bắt đƣợc quy luật vận động, phát triển khách quan của lịch sử; họ hơn hẳn bộ phận còn lại của giai cấp công nhân ở chỗ là họ hiểu đƣợc những điều kiện, tiến trình và kết quả của phong trào vô sản.

Đảng Cộng sản là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhờ có lý luận tiên phong của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng Cộng sản đã vận dụng vào điều kiện cụ thể đề ra cƣơng lĩnh, đƣờng lối chiến lƣợc, sách lƣợc, nhiệm vụ của quá trình cách mạng cũng nhƣ của từng giai đoạn cách mạng. Sau khi đề ra đƣờng lối cách mạng đứng đắn, Đảng Cộng sản tập hợp, giáo dục, thuyết phục, tổ chức, động viên giai cấp công nhân và nhân dân lao động thực hiện, biến đƣờng lối của Đảng thành hiện thực. Đảng Cộng sản là bộ tham mƣu chiến đấu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, trực tiếp tổ chức, lãnh đạo, bố trí cán bộ lãnh đạo quá trình cách mạng.

Nhƣ vậy, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân và nhân dân lao động có sự thống nhất về tƣ tƣởng và hành động, tập trung sức mạnh giai cấp và sức mạnh của dân tộc để tạo động lực cho cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi.

19

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập,Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội,1995,tập 4, tr.470

101

7.2. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

7.2.1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nó

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)