Nghiên cứu chủ nghĩa tƣ bản tự do cạnh tranh, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo rằng, tự do cạnh tranh sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất; tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền. Vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào điều kiện lịch sử mới của thế giới, V.I. Lênin đã chứng minh rằng chủ nghĩa tƣ bản đã chuyển sang chủ nghĩa tƣ bản độc quyền, đồng thời ông nêu ra những (năm) đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đó.Chủ nghĩa tƣ bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX quá trình trên đã diễn ra do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là, sự phát triển của lực lƣợng sản xuất dƣới tác dụng của tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đã dẫn đến hai xu hƣớng:
+ Làm xuất hiện những ngành mới, ngay từ đầu, nó đã là những ngành có trình độ tích tụ cao, đó là những xí nghiệp lớn, đòi hỏi những hình thức kinh tế tổ chức mới, đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn. Vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện nhƣ lò luyện kim mới Betsơme, Máctanh, Tômát v.v đã tạo ra sản lƣợng lớn gang thép với chất lƣợng cao; phát hiện ra
73 hoá chất mới nhƣ axit sunphuaric, thuốc nhuộm v.v; động cơ điezen, máy phát điện, máy tiện, máy phay v.v ra đời; phát triển những phƣơng tiện vận tải mới nhƣ xe hơi, tàu thuỷ, xe điện, máy bay v.v và đặc biệt là đƣờng sắt.
+ Làm cho năng suất lao động và do vậy là giá trị thặng dƣ tăng lên, mở rộng khả năng tích luỹ, thúc đẩy sản xuất lớn. Các xí nghiệp lớn xuất hiện và quyền lực ngày càng tập trung vào những công ty này.
Hai là, cạnh tranh tự do đã tác động mạnh mẽ đến tích tụ và tập trung tƣ bản và dẫn đến những hệ quả:
+ Một mặt, buộc các nhà tƣ bản phải cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích lũy;
+ Mặt khác, đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém hoặc bị các đối thủ mạnh hơn thôn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững trong cạnh tranh. Vì vậy, xuất hiện một số xí nghiệp tƣ bản lớn nắm địa vị thống trị một ngành hay trong một số ngành công nghiệp.
Ba là, khủng khoảng kinh tế lại càng làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản; một số sống sót phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy quá trình tập rung sản xuất. Tín dụng tƣ bản chủ nghĩa mở rộng, trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền để cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
Bốn là, những xí nghiệp và công ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh tiếp tục cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu hƣớng thỏa hiệp, từ đó hình thành các tổ chức độc quyền.
Từ những nguyên nhân trên, V.I.Lênin khẳng định “tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”1
.