0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 26 -27 )

Hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính, giống nhƣ hàng hoá khác, đó là: giá trị và giá trị sử dụng.

* Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do số lƣợng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và

tái sản xuất ra nó quyết định. Giá trị sức lao động đƣợc quy về giá trị của toàn bộ các tƣ liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống của công nhân làm thuê và gia đình họ.

Lƣợng giá trị các tƣ liệu sinh hoạt cần thiết bao gồm:

+ Giá trị các tƣ liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để nuôi sống công nhân. + Chi phí đào tạo công nhân.

+ Giá trị các tƣ liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho gia đình công nhân.

Tuy nhiên,giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông thƣờng ở chỗ nó bao hàm cả

yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng nƣớc, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt đƣợc, vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân và cả điều kiện địa lý, khí hậu.

Giá trị sức lao động biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả sức lao động hay còn gọi là tiền lƣơng. Giá trị của hàng hóa sức lao động chịu sự tác động của hai xu hƣớng đôí lập nhau.

Một là, giá trị hàng hóa sức lao động có xu hướng tăng do: Sản xuất càng phát triển nhu cầu về lao động phức tạp tăng. Nhu cầu tƣ liệu sinh hoạt tăng theo đà tiến bộ của lực lƣợng sản xuất.

Hai là, xu hướng giảm giá trị hàng hóa sức lao động: do năng suất lao động tăng nên giá cả các tƣ liệu sinh hoạt, dịch vụ giảm.

* Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng sức lao động, tức

là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hoá, một dịch vụ nào đó.

Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư. Đó chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động khác với các hang hóa thong thƣờng. Đặc điểm này là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tƣ bản đã trình bày ở trên.

Hàng hóa sức lao động là điều kiện của sự bóc lột chứ không phải là cái quyết định có hay không có bóc lột.

Từ hai thuộc tính trên đây, ngƣòi ta nói rằng: Sức lao động là một hàng hoá đặc biệt khác với các hàng hoá thông thƣờng.

Kết luận: khái niệm tƣ bản là giá trị mang lại giá trị tăng thêm, giá trị tăng thêm đƣợc gọi là giá

trị thặng dƣ. Giá trị thặng dƣ do sức lao động của ngƣời công nhân tạo ra. Để hiểu đƣợc nguồn gốc và thực chất của giá trị thặng dƣ trong chủ nghĩa tƣ bản và từ đó hiểu đƣợc bản chất của tƣ bản chúng ta phải nghiên cứu quá trình sản xuất ra giá trị thặng dƣ.

31

5.2. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN 5.2.1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị 5.2.1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 26 -27 )

×