Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 112 - 114)

117

Đặc trưng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, bất kỳ nhà nƣớc nào cũng có các đặc trƣng cơ bản là quản lý dân cƣ trên một vùng lãnh thổ nhất định; có hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cƣỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội; có hệ thống thuế để nuôi bộ máy nhà nƣớc. Tuy nhiên, do bản chất của Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa vừa mang bản chất của giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc, nên Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa còn có những đặc trƣng riêng của nó.

1) Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa không phải là công cụ để đàn áp một giai cấp nào đó, mà là công cụ thực hiện lợi ích cho tất cả những ngƣời lao động; nhƣng vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó đối với nhà nƣớc vẫn đƣợc duy trì. 2) Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa có đặc trƣng về nguyên tắc khác hẳn với Nhà nƣớc tƣ sản. Cũng là công cụ của chuyên chính giai cấp, nhƣng vì lợi ích của tất cả những ngƣời lao động, tức tuyệt đại đa số nhân dân; và chuyên chính, trấn áp đối với thiểu số những kẻ bóc lột, những kẻ phản động đi ngƣợc lại với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

3) Trong khi nhấn mạnh sự cần thiết của bạo lực trấn áp, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn coi mặt tổ chức xây dựng là đặc trƣng cơ bản của Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa. Các ông cho rằng, chức năng bạo lực trấn áp không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột, và cũng không phải chủ yếu là bạo lực, mà mặt cơ bản của nó là tổ chức và xây dựng toàn diện xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

4) Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; là phƣơng thức thể hiện và thực hiện dân chủ. Theo V.I.Lênin, con đƣờng vận động và phát triển của nó là ngày càng hoàn thiện các hình thức đại diện nhân dân, mở rộng dân chủ, nhằm lôi cuốn ngày càng đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội.

5) Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nƣớc đặc biệt, “nhà nƣớc không còn nguyên nghĩa”, là nhà nƣớc "nửa nhà nƣớc”. Sau khi cơ sở kinh tế -xã hội cho sự tồn tại của nhà nƣớc mất đi, thì nhà nƣớc cũng không còn, nhà nƣớc “tự tiêu vong”. Đây cũng là đặc trƣng nổi bật của Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa.

Chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Với những đặc trƣng trên, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa biểu hiện ở việc quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa thực hiện hai chức năng

1) Chức năng tổ chức, xây dựng đƣợc C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin coi là có tính sáng tạo của Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa nhằm cải biến trật tự chủ nghĩa tƣ bản và hình thành trật tự chủ nghĩa xã hội và đây là chức năng căn bản nhất trong hai chức năng của Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa.

2) Chức năng bạo lực trấn áp nhằm chống lại sự phản kháng của kẻ thù giai cấp, chống lại công cuộc tổ chức, xây dựng xã hội mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đề cập đến sự cần thiết của chức năng này, C.Mác cho rằng bởi chính giai cấp tƣ sản không cần đắn đo trong việc sử dụng những biện pháp cứng rắn nhất nhằm khôi phục lại trật tự tƣ bản chủ nghĩa của chúng. Về mặt thực tiễn, nếu không nắm vững chức năng bạo lực của nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa thì giai cấp công

118 nhân có nguy cơ để mất những thành quả của cách mạng. Ngƣợc lại, Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa nào biết nắm vững chức năng ấy thì không những bảo vệ mà còn phát triển đƣợc những thành quả cách mạng ấy. V.I.Lênin trong thời kỳ trực tiếp lãnh đạo quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện nội chiến, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện cƣỡng bức nhƣ là lý do tồn tại của nhà nƣớc nhằm chuyển biến từ chủ nghĩa tƣ bản lên chủ nghĩa xã hội.

3) Ngoài hai chức năng cơ bản trên, Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa còn có chức năng đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì sự phát triển và tiến bộ xã hội đối với nhân dân cac nƣớc trên thế giới.

Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa có những nhiệm vụ chính là quản lý đất nƣớc trên tất cả các lĩnh vực. V.I.Lênin đặc biệt chú ý đến nhiệm vụ quản lý, mà cơ bản nhất là quản lý kinh tế, coi đó là vũ khí duy nhất để giai cấp vô sản có thể chiến thắng giai cấp tƣ sản. “Chúng ta, đảng của những ngƣời Bônsêvích, chúng ta đã thuyết phục đƣợc nƣớc Nga, chúng ta đã giành đƣợc nƣớc Nga từ tay bọn bóc lột để giao cho những ngƣời lao động. Bây giờ chúng ta phải quản lý nƣớc Nga”37. Quản lý kinh tế nhằm thúc đẩy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế, sớm tạo ra cơ cấu sản xuất xã hội chủ nghĩa, cải thiện không ngừng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Quản lý chính trị - xã hội nhằm xoá bỏ đối kháng giai cấp, xoá bỏ chế độ ngƣời bóc lột ngƣời, tạo lập kết cấu giai cấp mới, xây dựng và củng cố sự thống nhất về chính trị, về tƣ tƣởng trong toàn xã hội. Quản lý văn hoá- xã hội nhằm xây dựng một nền văn minh tinh thần nhân đạo, cao cả, chân chính, không ngừng nâng cao sự hiểu biết, năng lực, phẩm chất đạo đức và nhân cách con ngƣời.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)