Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 106 - 108)

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết để hình thành xã hội mà trong đó, những nguyên tắc căn bản của xã hội xã hội chủ nghĩa đƣợc thực hiện.

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tƣ bản lên chủ nghĩa xã hội. Để chuyển từ xã

hội tƣ bản lên xã hội xã hội chủ nghĩa, cần trải qua thời kỳ quá độ. Tính tất yếu của thời kỳ này đƣợc cắt nghĩa bởi những lý do

+ Chủ nghĩa tƣ bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về chất; thể hiện ở hình thức sở hữu tƣ liệu sản xuất. Muốn có xã hội công hữu tƣ liệu sản xuất cần có thời gian.

+ Chủ nghĩa xã hội đƣợc xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao; chủ nghĩa tƣ bản đã chuẩn bị những tiền đề vật chất cần thiết cho chủ nghĩa xã hội, nhƣng cần có thời gian để tổ chức, sắp xếp lại

+ Cần có thời gian để xây dựng quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa. Bởi vì những quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tƣ bản. Sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản, dù đã ở trình độ rất cao cũng chỉ mới có thể là tạo ra những điều kiện, tiền đề choịƣ hình thành các quan hệ xã hội mới xã hội chủ nghĩa

+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp; giai cấp công nhân có thời gian để hoàn thành.

Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tƣ bản lên chủ nghĩa xã hội. Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là tồn tại những yếu tố của xã hội tƣ bản với những yếu tố mới của xã hội xã hội chủ nghĩa; chúng tồn tại và đấu tranh với nhau trọng mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với những nƣớc tƣ bản có trình độ kinh tế phát triển cao, thời kỳ quá độ có thể tƣơng đối ngắn; đối với những nƣớc có trình độ kinh tế phát triển trung bình hoặc thấp, thời kỳ quá độ có thể dài hơn.

Trong lĩnh vực kinh tế, là sự duy trì và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, bên cạnh các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa còn có các thành phần kinh tế khác nhƣ kinh tế gia trƣởng, kinh tế hàng hóa nhỏ, kinh tế tƣ bản nhà nƣớc. Chúng đan xen, bổ sung hỗ trợ và đấu tranh với nhau. Nền kinh tế nhiều thành phần này làm nảy sinh cơ cấu xã hội-giai cấp đa dạng, phức tạp thậm chí đối lập, luôn đấu tranh với nhau.

Trong lĩnh vực chính trị. Nhà nƣớc chuyên chính vô sản mới ra đời và ngày càng hoàn thiện là công cụ để giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại những âm mƣu chống phá của các

31 V.I.Lênin: Toàn tập, 2005, t.33, tr.223

111 thế lực thù địch trong và ngoài nƣớc; bảo vệ thành quả cách mạng, đảng cộng sản và nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa.

Trong lĩnh vực xã hội, còn có sự khác biệt khá lớn giữa lao động trí óc với lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và miền xuôi. Nhiều vấn đề xã hội khác chƣa giải quyết triệt để nhƣ vấn đề môi trƣờng bị huỷ hoại nghiêm trọng, vấn đề giải quyết công ăn, việc làm, vấn đề chăm sóc sức khoẻ cộng đồng v.v đang diễn biến phức tạp mà chƣa có cách quản lý hiệu quả.

Trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá, có sự tồn tại đan xen và đấu tranh lẫn nhau giữa tƣ tƣởng của giai cấp công nhân với tƣ tƣởng cũ rất phức tạp phá hoại đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân

Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ đấu tranh giữa giai cấp công nhân liên minh với các tầng lớp lao động khác đã giành đƣợc chính quyền nhà nƣớc đang thực hiện nhiệm vụ đƣa đất nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội, với một bên là các giai cấp bóc lột đã bị đánh đổ, nhƣng chƣa bị tiêu diệt hoàn toàn. Cuộc đấu tranh giai cấp với những điều kiện, nội dung mới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng tuyên truyền, vận động và cả bằng hành chính, pháp luật diễn ra lâu dài, gian khổ.

Nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: 1) Trong lĩnh vực kinh tế, sắp xếp lại lực lƣợng sản xuất của chủ nghĩa tƣ bản để lại nhằm tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất.

2) Trong lĩnh vực chính trị, xây dựng Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa vững mạnh để thực hiện vai trò chuyên chính và xây dựng xã hội mới.

3) Trong lĩnh vực xã hội, khắc phục những tệ nạn do xã hội cũ để lại, ngăn ngừa và đề phòng những tệ nạn xã hội mới phát sinh; khắc phục chênh lệch giàu-nghèo, giữa nông thôn với thành thị, giữa miền núi với đồng bằng; thực hiện an sinh xã hội để từng bƣớc thực hiện bình đẳng xã hội.

4) Trong lĩnh vực tƣ tƣởng văn hoá, tuyên truyền và phổ biến rộng rãi chủ nghĩa Mác-Lênin; kế thừa biện chứng văn hóa cũ, xây dựng nền văn hóa vô sản tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Các hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội là quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp, “thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tƣ bản lên chủ nghĩa xã hội”32.

Hình thức quá độ trực tiếp là hình thức quá độ từ các nƣớc tƣ bản phát triển lên chủ nghĩa xã hội. Hình thức quá độ gián tiếp là hình thức quá độ từ các nƣớc tƣ bản trung bình và các nƣớc chƣa trải qua chủ nghĩa tƣ bản lên chủ nghĩa xã hội. Hình thức quá độ trực tiếp có nhiều thuận lợi hơn, bởi các nƣớc từ chủ nghĩa tƣ bản phát triển đã trải qua nền dân chủ tƣ sản, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của chủ nghĩa tƣ bản để lại, các nƣớc này cần cải cách chế độ chính trị, khắc phục các nhƣợc điểm của nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa v.v để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quá độ từ các nƣớc tƣ bản trung bình và các nƣớc chƣa trải qua hay các nƣớc nông nghiệp lên chủ nghĩa xã hội là quá độ đặc biệt. Các nƣớc thực hiện hình thức quá độ bỏ qua chủ nghĩa tƣ bản, cần có đảng cộng sản lãnh đạo

32 V.I.Lênin: Toàn tập, 2005, t.38, tr.464

112 cách mạng xã hội chủ nghĩa giành chính quyền; có đƣờng lối cách mạng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa; biết kế thừa, chọn lọc những thành quả của chủ nghĩa tƣ bản và của toàn nhân loại để thực hiện thắng lợi quá độ lên chủ nghĩa xã hội.V.I.Lênin khẳng định, “ở những nƣớc này cần chú trọng khắc phục những biểu hiện của tính tiểu tƣ sản, tiểu nông trong đảng cộng sản, trong quần chúng; để từng bƣớc quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua và sử dụng nhiều những bƣớc quá độ nhỏ, những hình thức trung gian quá độ”33.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)