Bản chất và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 52 - 54)

* Khái niệm: Khủng hoảng kinh tế là khái niệm dùng để chỉ những hiện tƣợng mất cân đối,

mất ổn định của quá trình tái sản xuất trong nền kinh tế kéo dài mà không điều chỉnh đƣợc, gây ra những chấn động và hậu quả kinh tế-xã hội trong phạm vi rộng hoặc hẹp.

Nguyên nhân:

- Do khách quan: thiên tai, địch hoạ.

- Do chủ quan: Những sai lầm trong quản lý vĩ mô và vi mô.

- Do đặc điểm của sự vận động không ăn khớp giữa lƣu thông hàng hoá và lƣu thông tiền tệ.

Phân loại khủng hoảng kinh tế:

+ Căn cứ vào cơ cấu ngành kinh tế và đặc điểm từng ngành: có khủng hoảng kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng nghiệp, dịch vụ, …

+ Căn cứ vào thời gian và sự lặp lại, bộ phận hay toàn thể: có khủng hoảng kinh tế chu kỳ, khủng hoảng cơ cấu (bộ phận) nhƣ khủng hoảng lƣơng thực, nhiên liệu, tài chính, tiền tệ, …

+ Căn cứ vào phạm vi hoặc gắn khủng hoảng kinh tế với chính trị và xã hội: có khủng hoảng kinh tế quốc gia, khu vực, thế giới, tổng khủng hoảng, …

+ Căn cứ vào tình hình cung cầu hàng hoá - dịch vụ: có khủng hoảng sản xuất thiếu (khủng hoảng thiếu), khủng hoảng sản xuất thừa (khủng hoảng thừa).

57

* Khủng hoảng kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản:

Đặc điểm của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản:

+ Hình thức đầu tiên và phổ biến là “khủng hoảng thừa”, không phải thừa sản phẩm mà là thừa hàng hoá, thừa so với sức mua eo hẹp của quần chúng chứ không thừa so với nhu cầu xã hội. Đây là đặc điểm bản chất, có tính quy luật trong chủ nghĩa tƣ bản.

+ Khủng hoảng có tính chu kỳ nên còn gọi là khủng hoảng kinh tế chu kỳ. (Thời kỳ chủ nghĩa tƣ bản tƣ do cạnh tranh là 8 đến 12 năm một lần).

Khủng hoảng chu kỳ là khái niệm dùng để chỉ sự khủng hoảng kinh tế có sự lặp đi lặp lại của bốn giai đoạn. Cụ thể:

- Giai đoạn 1: khủng hoảng (suy thoái). Đặc trƣng là: quy mô sản xuất thu hẹp, lực lƣợng sản xuất bị phá hoại, hàng hoá ế thừa, các xí nghiệp bị vỡ nợ, tƣ bản cố định mất giá, thất nghiệp tăng, tiền lƣơng giảm, ngân hàng vỡ nợ, …

- Giai đoạn 2: Tiêu điều. Đặc trƣng là: sự giảm sút của sản xuất đƣợc chấm dứt, giá cả giảm chậm lại, dự trữ hàng hoá không tăng, thất nghiệp hàng loạt, tiền lƣơng thấp, mức lãi suất cho vay thấp, …

- Giai đoạn 3: Phục hồi. Đặc trƣng là: sản xuất dần dần đạt mức trƣớc khủng hoảng, giá cả tăng chút ít, dự trữ hàng hoá giảm bớt, thất nghiệp giảm dần.

- Giai đoạn 4: Hƣng thịnh (Phồn vinh). Đặc trƣng là: sản xuất vƣợt mức trƣớc khủng hoảng, giá cả tăng, thất nghiệp thu hẹp, tiền lƣơng tăng, quy mô tín dụng mở rộng.

Ví dụ ở Anh: khủng hoảng đầu tiên xảy ra năm 1825-1836.

Nhận xét: Cơ sở vật chất của từng chu kỳ khủng hoảng kinh tế là sự đổi mới tƣ bản cố định hàng loạt từ thế hệ cũ sang thế hệ mới kỹ thuật cao hơn, xuất hiện cuối giai đoạn tiêu điều đầu giai đoạn phục hồi.

Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế:

+ Nguyên nhân cơ bản sâu sa: là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hoá cao của lực lƣợng sản xuất với chế độ chiếm hữu tƣ nhân tƣ bản chủ nghĩa (tính chất tƣ nhân của quan hệ sản xuất).

+ Biểu hiện:

- Mâu thuẫn giữa tính có tổ chức, có kế hoạch trong từng xí nghiệp với tình trạng vô chính phủ trong toàn xã hội

- Mâu thuẫn giữa xu hƣớng mở rộng sản xuất vô hạn của chủ nghĩa tƣ bản với sức mua có hạn của quần chúng lao động.

- Mâu thuẫn đối kháng giữa tƣ bản và lao động.

58 Tóm lại khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tƣ bản là biểu hiện của mâu thuẫn đối kháng không thể điều hoà, mặc dù hiện nay với sự can thiệp của nhà nƣớc có xoa dịu, tạm thời hoà hoãn mâu thuẫn song không thể giải quyết triệt để mâu thuẫn.

Hậu quả của khủng hoảng kinh tế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phá hoại lực lƣợng sản xuất: máy móc thiết bị không đƣợc sử dụng, công nhân thất nghiệp. + Phá hoại lĩnh vực lƣu thông: thị trƣờng rối loạn, giá cả giảm sút, ngân hàng đóng cửa vỡ nợ, hàng hoá bị phá huỷ, …

+ Kéo lùi mức độ sản xuất kinh doanh trong nhiều năm.

Ví dụ: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã kéo lùi kinh tế nƣớc Anh 35 năm, nƣớc Mỹ là 28 năm.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 52 - 54)