Quá trình tích tụ và tập trung tƣ bản phát triển, việc xuất khẩu tƣ bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tƣ bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế. Thực chất sự phân chia thế giới về kinh tế là sự phân chia thị trƣờng tiêu thụ hàng hoá và đầu tƣ. Dƣới chủ nghĩa tƣ bản, thị trƣờng trong nƣớc luôn luôn gắn với thị trƣờng ngoài nƣớc. Trƣớc chủ nghĩa tƣ bản đã tồn tại mậu dịch quốc tế. Nhƣng trong thời đại tƣ bản độc quyền, vấn đề thực hiện ngày càng trở nên đặc biệt gay gắt. Do đó nhu cầu về thị trƣờng ngoài nƣớc tăng lên rất lớn. Trong điều kiện này, các độc quyền không đơn thuần cần thị trƣờng tiêu thụ mà cần thị trƣờng có sự đảm bảo, ổn định thƣờng xuyên, ngăn đƣợc mọi đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, việc độc quyền hoá tăng cƣờng, việc mở rộng không ngừng quy mô sản xuất của các độc quyền đòi hỏi tăng tƣơng đối lƣợng nguyên liệu mà nguồn cung cấp chủ yếu lại ở ngoài những nƣớc tƣ bản chủ nghĩa phát triển- nơi các độc quyền sinh ra và hoạt động. Việc kiểm soát các nguồn nguyên liệu mà độc quyền khổng lồ ngày càng quan tâm không thể thực hiện bằng việc trao đổi hàng hoá thông thƣờng mà bằng xuất khẩu tƣ bản, đặc biệt là dƣới hình thức xuất khẩu tƣ bản sản xuất.
Do đó, trong thời đại tƣ bản độc quyền, cuộc đấu tranh gay gắt giành thị trƣờng tiêu thụ và nguồn nguyên liệu cũng nhƣ lĩnh vực đầu tƣ tƣ bản ở nƣớc ngoài ngày càng mở rộng. Sự đụng độ trên trƣờng quốc tế giữa các độc quyền dân tộc có sức mạnh kinh tế to lớn và đƣợc sự ủng hộ của nhà nƣớc “của
78 mình”, cuộc đấu tranh ác liệt giữa chúng sẽ diễn ra và tất yếu nảy sinh nguyện vọng thoả hiệp, ký kết các hiệp định để củng cố địa vị độc quyền trong những lĩnh vực hoặc những thị trƣờng nhất định. Các hiệp định về phân chia thị trƣờng thế giới thƣờng đƣợc thực hiện dƣới hình thức hiệp định Cácten và dẫn tới việc xuất hiện các độc quyền quốc tế hay là các liên minh quốc tế giữa các nhà tƣ bản. Đó là kết quả của quá trình tích tụ sản xuất theo chiều sâu và theo chiều rộng. Ban đầu, quá trình tích tụ sản xuất và hình thành độc quyền dân tộc diễn ra trong phạm vi từng nƣớc. Sau đó trên cơ sở phát triển của quá trình tích tụ, các độc quyền lần lƣợt vƣợt khỏi biên giới quốc gia. Sự thoả hiệp và cạnh tranh giữa các độc quyền quốc gia của các nƣớc tƣ bản khác nhau đã dẫn đến sự hình thành các độc quyền quốc tế và sự phân chia về kinh tế giữa chúng. Nhƣ vậy, sự phân chia thế giới về kinh tế (hay là sự phân chia thị trƣờng thế giới) là đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền. Sự phân chia này trở thành tất yếu trong giai đoạn chủ nghĩa tƣ bản độc quyền và diễn ra trong các tổ chức độc quyền tƣ nhân. Kết quả là dẫn tới sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế dƣới các hình thức cácten, xanhđica, tơrớt. Sự phân chia này là sự phân chia trực tiếp, có quan hệ gắn bó với xuất khẩu tƣ bản. Điều đó đã đƣợc V.I.Lênin phân tích sâu sắc và cho đến nay vẫn còn giá trị khoa học.