* Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền, đặc trưng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc.
Tích tụ và tập trung sản xuất: sản xuất với quy mô lớn, tập trung trong tay một số ít xí nghiệp. Ví dụ: Những năm đầu thế kỷ XX ở Mỹ, Anh, Đức, Pháp các xí nghiệp lớn chiếm 1% tổng số xí nghiệp nhƣng chiếm hơn ¾ tổng số sƣc hơi nƣớc và điện lực, gần 1/2 số công nhân và 1/2 tổng sản phẩm.
Độc quyền: là một khái niệm để chỉ hành động của kẻ mạnh khi nắm trong tay lực lƣợng kinh tế kỳ thuật chủ yếu đủ sức chi phối những kẻ yếu hơn.
Tổ chức độc quyền: là liên minh giữa những nhà tƣ bản lớn để tập trung vào trong tay một phần lớn (thậm chí toàn bộ) sản phẩm của một ngành, cho phép liên minh này phát huy ảnh hƣởng quyết định đến quá trình sản xuất và lƣu thông của ngành đó.
- Những liên minh độc quyền, thọat đầu hình thành theo sự liên kết ngang, tức là sự liên kết những doanh nghiệp trong cùng ngành, dƣới những hình thức cácten, xanhđica, tờrớt.
- Tiếp đó, xuất hiện sự liên kết dọc, nghĩa là sự liên kết không chỉ những xí nghiệp lớn mà cả những xanhđica, tờrớt… thuộc các ngành khác nhau nhƣng liên quan với nhau về kinh tế và kỹ thuật, hình thành các côngxoocsxiom.
- Từ giữa thế kỷ XX phát triển một kiểu kiên kết mới – liên kết đa ngành – hình thành những cônglômêrat (conglomerat) hay cónơn (concern) khổng lồ thâu tóm nhiều công ty, xí nghiệp thuộc những ngành công nghiệp rất khác nhau, đồng thời bao gồm cả vận tải, thƣơng nghiệp ngân hàng và các dịch vụ khác, v.v…
* Những hình thức độc quyền cơ bản là cácten, xanhđica, tờrớt, côngxoócxiom, cônggơlômêrat. + Cácten là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tƣ bản ký hiệp nghị thoả thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lƣợng, thị trƣờng tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán v.v. Các nhà tƣ bản tham gia cácten vẫn độc lập về sản xuất và lƣu thông. Họ chỉ cam kết làm đúng hiệp nghị. Vì vậy, cácten là liên minh độc quyền không vững chắc. Trong nhiều trƣờng hợp, những thành viên thấy ở vào vị trí bất lợi đã rút ra khỏi cácten, làm cho cácten thƣờng tan vỡ trƣớc kỳ hạn.
75 + Xanhđica là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn cácten. Các xí nghiệp tham gia xanhđica vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ phụ thuộc về lƣu thông: mọi việc mua- bán do một ban quản trị chung của xanhđica đảm nhận. Mục đích của xanhđica là thống nhất đầu mối mua và bán để mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hoá với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
+ Tờrớt là một hình thức độc quyền cao hơn cácten và xanhđica, nhằm thống nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản trị quản lý. Các nhà tƣ bản tham gia tờrớt trở thành những cổ đông thu lợi nhuận theo số lƣợng cổ phần.
+ Côngxoócxiom là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền trên. Tham gia côngxoócxiom không chỉ có các nhà đầu tƣ tƣ bản lớn mà còn có cả các xanhđica, tờrớt, thuộc các ngành khác nhau nhƣng liên quan với nhau về kinh tế, kỹ thuật. Với kiểu liên kết dọc nhƣ vậy, một côngxoóc xiom có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm tƣ bản kếch sù.
* Bản chất của độc quyền
Độc quyền trƣớc hết là tƣ bản tập thể, gốc vẫn là tƣ nhân (vẫn trên cơ sở chiếm hữu tƣ nhân tƣ bản chủ nghĩa về tƣ liệu sản xuất). Vì thế đây là một sự cải biến về quan hệ sản xuất kéo theo sự biến đổi trong phân phối lợi nhuận và tổ chức quản lý, do đó mở rộng quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa cho phù hợp với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất.
Nhờ nắm đƣợc địa vị thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lƣu thông, các tổ chức độc quyền có khả năng định ra giá cả độc quyền. Giá cả độc quyền là giá cả hàng hoá do các tổ chức độc quyền chi phối (cao khi bán, thấp khi mua), có sự chênh lệch rất lớn so với giá cả sản xuất. Họ định ra giá cả độc quyền cao hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hoá mà họ bán ra và giá cả độc quyền thấp hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hoá mà họ mua, trƣớc hết là nguyên liệu. Sở dĩ các tổ chức độc quyền có thể chi phối quyết định giá cả là vì họ có sức mạnh kinh tế nên có thể thực hiện hành động đọc quyền để thu đƣợc lợi nhuận độc quyền cao. Tuy nhiên, giá cả độc quyền không thủ tiêu đƣợc tác động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dƣ. Vì xét toàn bộ xã hội thì tổng giá cả vẫn bằng tổng số giá trị và tổng lợi nhuận vẫn bằng tổng giá trị thặng dƣ trong các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa. Những thứ mà các tổ chức độc quyền kếch xù thu đƣợc cũng là những thứ mà các tầng lớp tƣ sản vừa và nhỏ, nhân dân lao động ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa và nhân dân ở các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc mất đi.