- Quá trình phát triển của giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã chỉ ra rằng, thông qua cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tƣ sản, phong trào giai cấp công nhân phát triển từ trình độ tự phát (giai cấp tự nó- với mục tiêu kinh tế) lên trình độ tự giác (giai cấp vì nó- với mục tiêu chính trị). Đó là quá trình khách quan, có sự chuyển biến về chất trong giai cấp công nhân và phong trào công nhân.
Thực tế lịch sử đã chứng minh, có áp bức giai cấp thì tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp. Ngay từ khi mới ra đời giai cấp công nhân đã tiến hành những cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp tƣ sản. Mặc dù phong trào công nhân có thể phát triển về số lƣợng, qui mô đấu tranh có thể đƣợc mở rộng, nhƣng đều thất bại vì thiếu một lý luận khoa học và cách mạng dẫn đƣờng. Chỉ khi nào giai cấp công nhân giác ngộ đƣợc lý luận cách mạng và khoa học thì lúc đó phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân mới mang tính chất chính trị.
- Tính tất yếu xây dựng chính đảng của giai cấp công nhân. Giai cấp tƣ sản là một thế lực thống trị xã hội, luôn liên kết với nhau trong kinh tế - chính trị - xã hội. Hệ tƣ tƣởng tƣ sản và các chính đảng tƣ sản đã đảm bảo sự thống trị của giai cấp tƣ sản. Bởi vậy, trong cuộc đấu tranh của mình, tất yếu giai cấp công nhân cần phải có một hệ tƣ tƣởng độc lập (mà bản thân nó không tự có đƣợc). Điều đó cũng có nghĩa là cần phải xây dựng một tổ chức chính trị để lãnh đạo giai cấp. C.Mác viết:“Trong cuộc đấutranh của mình chống lại quyền lực liên hiệp của các giai cấp hữu sản, chỉ khi nào giai cấp vô sản tự mình tổ chức đƣợc một chính đảng độc lập với mọi chính đảng cũ của giai cấp hữu sản lập ra, thì khi đó mới có thể hành dộng với tƣ cách là một giai cấp đƣợc ”18
.
Chỉ khi có Đảng mới đƣa đƣợc lý luận cách mạng vào giai cấp công nhân, làm cho giai cấp công nhân giác ngộ đƣợc vai trò, vị trí của mình trong tiến trình phát triển tất yếu của lịch sử, hiểu đƣợc con đƣờng, phƣơng pháp đấu tranh cách mạng, tập hợp đƣợc quần chúng nhân dân lao động, thực hiện lật đổ chủ nghĩa tƣ bản, giải phóng giai cấp, giải phóng toàn xã hội và tổ chức xây dựng xã hội mới về mọi mặt.
18
C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập tập 1,Nxb Sự thật,1970, tr.470
100
- Quy luật ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản. Sự phát triển của phong trào công nhân ngày càng mở rộng, phát triển từ thấp đến cao đòi hỏi phải có lý luận tiên tiến dẫn đƣờng và tổ chức tiên phong lãnh đạo. Chủ nghĩa Mác ra đời đã đáp ứng đƣợc đòi hỏi của phong trào công nhân, xâm nhập vào phong trào công nhân, đƣợc công nhân tiếp thu nhanh chóng trở thành hệ tƣ tƣởng, vũ khí lý luận của giai cấp công nhân.
Mặt khác, chủ nghĩa Mác đƣợc phong trào công nhân kiểm nghiệm, bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện. Chủ nghĩa Mác xâm nhập vào phong trào công nhân thông qua một bộ phận tiên tiến trong giai cấp công nhân. Quá trình truyền bá giác ngộ chủ nghĩa Mác trong giai cấp công nhân tất yếu dẫn đến thành lập tổ chức cách mạng - đội tiên phong của giai cấp.
Nhƣ vậy, Đảng cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.