Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 74 - 75)

Sự phân chia thế giới về kinh tế đƣợc củng cố và tăng cƣờng bằng việc phân chia thế giới về lãnh thổ. Các cƣờng quốc ra sức xâm chiếm các nƣớc chậm phát triển để làm thuộc địa nhằm giành thị trƣờng tiêu thụ hàng hoá, nguồn nguyên liệu, nơi đầu tƣ tƣ bản có lợi và căn cứ quân sự. Từ sau năm 1880, những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nƣớc đế quốc đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới. Song, sự phân chia đó rất không đều nên tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại thế giới đã chia xong. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai trong nửa đầu thế kỷ XX. Bản chất của sự phân chia lãnh thổ thế giới (hay còn gọi là sự phân chia chính trị) là thực hiện chủ nghĩa thực dân, hình thành hệ thống thuộc địa. Ngoài ra, còn có hình thức mà V.I.LLênin gọi là hình thức quá độ. Đó là tạo ra sự phụ thuộc về tài chính v.v; ví dụ, Achentina không phải thuộc địa với nghĩa đầy đủ của Anh nhƣng là thuộc địa tài chính của quốc gia này.

Về vấn đề này, V.I.Lênin viết “Khi nói đến chính sách thực dân trong thời đại chủ nghĩa đế quốc tƣ bản, thì cần chú ý rằng tƣ bản tài chính và chính sách quốc tế thích ứng với nó (…) đã tạo nên hàng loạt hình thức lệ thuộc có tính chất quá độ của các nƣớc. Tiêu biểu cho thời đại đó, không những chỉ có hai loại nƣớc chủ yếu: những nƣớc chiếm thuộc địa và những thuộc địa, mà còn có nhiều nƣớc phụ thuộc với những hình thức khác nhau, những nƣớc nào trên hình thức thì đƣợc độc lầp về chính trị, nhƣng thực tế lại mắc vào cái lƣới phụ thuộc về tài chính và ngoại giao”2

.

Từ những năm 50 của thế kỷ XX trở đi, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ đã làm sụp đổ và tan rã hệ thống thuộc địa kiểu cũ, nhƣng điều đó không có nghĩa là chủ nghĩa thực dân đã bị thủ tiêu. Trái lại, các cƣờng quốc đế quốc chuyển sang thi hành chính sách thực dân mới, mà nội dung chủ yếu của nó là dùng viện trợ kinh tế, kỹ thuật, quân sự để duy trì sự lệ thuộc của các nƣớc đang phát triển vào các nƣớc đế quốc.

2 V.I.Lênin: Toàn tập, 2005, t.27, tr.485

79 Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc có liên quan chặt chẽ với nhau, nói lên bản chất của chủ nghĩa đế quốc về mặt kinh tế là sự thống trị của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền, về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm lƣợc.

Theo quy luật phát triển,thì chủ nghĩa đế quốc là giai phát triển cao hơn chủ nghĩa tƣ bản tự do cạnh tranh.Tuy nhiên, đó cũng là giai đoạn mà các mâu thuẫn của chủ nghĩa tƣ bản ngày càng trở nên gay gắt và căng thẳng hơn bao giờ hết.

6.1.3. Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thăng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền bản độc quyền

Các tổ chức độc quyền hình thành do chính sự vận động nội tại của chủ nghĩa tƣ bản sinh ra. Độc quyền là biểu hiện mới, mang những quan hệ mới nhƣng nó không vƣợt ra khỏi các quy luật của chủ nghĩa tƣ bản, mà chỉ là sự tiếp tục mở rộng, phát triển những xu thế sâu sắc nhất của chủ nghĩa tƣ bản và của nền sản xuất hàng hoá nói chung, làm cho các quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hoá và của chủ nghĩa tƣ bản có những biểu hiện mới.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)