Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 69 - 70)

Chủ nghĩa tƣ bản cạnh tranh tự do phát triển đến độ nhất định thì xuất hiện các tổ chức độc quyền. Lúc đầu tƣ bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, một số lĩnh vực của nền kinh tế. Hơn nữa, sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền cũng chƣa thật lớn. Tuy nhiên, sau này, sức mạnh của các tổ chức độc quyền đã đƣợc nhân lên nhanh chóng và từng bƣớc chiếm địa vị chi phối trong toàn bộ nền kinh tế. Chủ nghĩa tƣ bản bƣớc sang giai đoạn phát triển mới- chủ nghĩa tƣ bản độc quyền.

Xét về bản chất, chủ nghĩa tƣ bản độc quyền là một nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tƣ bản. Chủ nghĩa tƣ bản độc quyền là chủ nghĩa tƣ bản trong đó ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tƣ bản độc quyền và chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Nếu trong thời kỳ chủ nghĩa tƣ bản cạnh tranh tự do, sự phân hoá giữa các nhà tƣ bản chƣa thực sự sâu sắc nên quy luật thống trị của thời kỳ này là quy luật lợi nhuận bình quân, còn trong chủ nghĩa tƣ bản độc quyền, quy luật thống trị là quy luật lợi nhuận độc quyền.

1 V.I.Lênin: Toàn tập, 2005, t.27, tr.402

74 Sự ra đời của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền vẫn không làm thay đổi đƣợc bản chất của chủ nghĩa tƣ bản. Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền cũng chỉ là một hình thái biến tƣớng của quy luật giá trị thặng dƣ.

Sự hình thành chủ nghĩa tƣ bản độc quyền diễn ra ở các nƣớc trong thời gian khác nhau nhƣng là quy luật chung của chủ nghĩa tƣ bản. Đó là do sự phát triển của lực lƣợng sản xuất kéo theo sự điều chỉnh trong quan hệ sản xuất. Là sự thay đổi về hình thức của chủ nghĩa tƣ bản nhƣng bản chất vẫn là sự thống trị của giai cấp tƣ sản, của quan hệ chiếm hữu tƣ nhân tƣ bản chủ nghĩa.

Để thấy rõ hơn phải đi vào nghiên cứu các đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tƣ bản.

6.1. 2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 69 - 70)