Đặc trưng của nền văn hoáxã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 120 - 122)

Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa có những đặc trƣng cơ bản sau:

+ Chủ nghĩa Mác Lênin với tƣ cách là hệ tƣ tƣởng của giai cấp công nhân, giữ vai trò chủ đạo, là nền tảng tƣ tƣởng và quyết định phƣơng hƣớng phát triển nội dung của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa. Tƣ tƣởng, ý thức hệ là cốt lõi của mọi nền văn hoá. Do đó, sau khi giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền thì chủ nghĩa Mác Lênin giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội là một tất yếu. Vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác Lênin đối với nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là điều kiện quyết định đƣa nhân dân lao động thực sự trở thành chủ thể tự giác và hƣởng thụ văn hoá của xã hội mới. Đặc trƣng này phản ánh bản chất giai cấp công nhân và tính đảng của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.

+ Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Trong xã hội tƣ bản, giai cấp tƣ sản đã “tƣớc đoạt” các giá trị văn hoá của quần chúng lao động, biến những giá trị văn hoá ấy thành tài sản của giai cấp thống trị. Chính điều này đã khiến cho quần chúng tách biệt với văn hoá. Trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, hoạt động sáng tạo và hƣởng thụ văn hoá không còn là đặc quyền, đặc lợi của thiểu số giai cấp bóc lột. Công cuộc cải biến cách mạng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội từng bƣớc tạo ra tiền đề vật chất và tinh thần để đông đảo nhân dân tham gia xây dựng nền văn hoá mới và hƣởng thụ những giá trị của nền văn hoá đó. Vì vậy, nền văn hoá xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dân rộng rãi.

+ Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa đặt dƣới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng cộng sản và quản lý của Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, là nhân

45 V.I.Lênin: Toàn tập, 2005, t.41, tr.361

125 tố quyết định trƣớc tiên đối với việc xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa. Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa không hình thành và phát triển một cách tự phát, trái lại, nó phải đƣợc hình thành và xây dựng một cách tự giác, có sự quản lý của Nhà nƣớc và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Mọi sự coi nhẹ hoặc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với đời sống tinh thần của xã hội, đối với nền văn hoá xã hội chủ nghĩa sẽ dẫn đến làm mất phƣơng hƣớng chính trị của nền văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội.

8.2.2. Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa đƣợc xuất phát từ những căn cứ sau:

+ Xuất phát từ tính triệt để, toàn diện của cách mạng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải thay đổi phƣơng thức sản xuất tinh thần, làm cho phƣơng thức sản xuất tinh thần phù hợp với phƣơng thức sản xuất mới của xã hội xã hội chủ nghĩa. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, phƣơng thức sản xuất vật chất quyết định phƣơng thức sản xuất tinh thần. Do đó, khi phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa bị xoá bỏ, phƣơng thức sản xuất mới xã hội chủ nghĩa ra đời thì việc xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa cũng đồng thời diễn ra nhằm thay đổi bản chất của ý thức xã hội, xây dựng ý thức xã hội mới phù hợp với sự thay đổi về chất đã tạo ra với việc xác lập quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

+ Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong quá trình cải tạo tâm lý, ý thức và đời sống tinh thần của chế độ cũ để lại nhằm giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi ảnh hƣởng tƣ tƣởng, ý thức của xã hội cũ lạc hậu. Mặt khác, xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa còn là một yêu cầu cần thiết trong việc đƣa quần chúng nhân dân thực sự trở thành chủ thể sản xuất và tiêu dùng, sáng tạo và hƣởng thụ văn hoá tinh thần. Đó là một nhiệm vụ cơ bản, phức tạp và lâu dài của quá trình xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa. Về thực chất đây chính là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá, đấu tranh giữa hai hệ tƣ tƣởng tƣ sản và hệ tƣ tƣởng vô sản trong quá trình phát triển xã hội.

+ Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong quá trình nâng cao trình độ văn hoá cho quần chúng nhân dân lao động, khắc phục tình trạng thiếu hụt văn hóa. Đây là điều kiện cần thiết để đông đảo nhân dân lao động chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, nâng cao trình độ và nhu cầu văn hoá của quần chúng. Trong quá trình chỉ đạo thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở nƣớc Nga, V.I.Lênin chỉ ra ba kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, đó là bệnh kiêu ngạo cộng sản, nạn mù chữ, nạn hối lộ và đồng thời ông cũng khẳng định rằng chỉ có làm cho tất cả mọi ngƣời đều phải có văn hoá, phải nâng cao trình độ văn hoá của quần chúng nhân dân thì mới có thể chiến thắng đƣợc kẻ thù đó một cách căn bản46

.

+ Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là tất yếu xuất phát từ yêu cầu khách quan, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng và phát triển kinh tế -xã hội trong xã hội xã hội chủ nghĩa phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì sự phát triển tự do, toàn diện của con ngƣời. Điều đó cho thấy văn hoá là kết

46 V.I.Lênin: Toàn tập,1978, t.44, tr.217-218

126 quả của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nhƣng đồng thời các nhân tố văn hoá cũng luôn gắn bó với đời sống kinh tế -xã hội và trở thành động lực của sự phát triển kinh tế -xã hội. Nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa tạo những tiền đề quan trọng nâng cao phẩm chất, năng lực, học vấn, giác ngộ chính trị cho quần chúng nhân dân lao động, tạo cơ sở nâng cao năng suất lao động v.v. Văn hoá xã hội chủ nghĩa với nền tảng là hệ tƣ tƣởng của giai cấp công nhân trở thành điều kiện tinh thần của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, là động lực và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

8.2.3. Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)