Ngày nay, mâu thuẫn này đang chuyển thành mâu thuẫn giữa các nƣớc chậm phát triển bị lệ thuộc với những nƣớc đế quốc thành mâu thuẫn giữa các nƣớc và tầng lớp thƣợng lƣu giàu có ở phƣơng Bắc với các nƣớc và tầng lớn nghèo khổ ở phƣơng Nam. Nếu so sánh thu nhập thời kỳ 1930-1993 ta thấy khoảng cách giàu nghèo của hai nhóm nƣớc này tăng lên 280% GDP (của 550 triệu dân châu Phi chỉ bằng GDP của nƣớc Bỉ (10 triệu dân). Nhiều tài liệu công bố trên các phƣơng tiện truyền thông đã chứng tỏ các nƣớc thứ ba không những bị vơ vét cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà còn mắc nợ không thể nào
90 trả đƣợc. Hàng năm, các nƣớc chậm phát triển vay nợ phải trả cho các nƣớc chủ nợ số tiền lãi từ 130 đến 150 tỷ USD. Chính vì thế, trong những năm 80 của thế kỷ XX, thế giới thứ ba bị trì trệ, suy thoái. Điều này đƣợc Ngân hàng Thế giới khẳng định, ở châu Phi, Mỹ Latinh, hàng trăm triệu ngƣời đã nhận thấy, đi cùng với tăng trƣởng là sự suy tàn về kinh tế, phát triển nhƣờng chỗ cho suy thoái; ở một vài nƣớc Mỹ Latinh, GNP theo đầu ngƣời hiện nay thấp hơn so với 10 năm trƣớc đây. Trong nhiều nƣớc châu Phi, nó còn thấp hơn cách đây 20 năm” (...) một thế giới mà trong đó từ 20 năm nay ở châu Phi, từ 9 năm nay ở Mỹ Latinh mức sống không ngừng giảm. Trong khi đó mức sống trong các vùng khác tiếp tục tăng lên tuy có chậm hơn, đó là điều hoàn toàn không thể chấp nhận đƣợc”5
.