+ Khắc phục dần ảnh hƣởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội gắn liền với công cuộc cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội nên để thay đổi ý thức xã hội, trƣớc hết, cần làm thay đổi tồn tại xã hội, muốn xoá bỏ ảo tƣởng nảy sinh trong tƣ tƣởng con ngƣời phải xoá bỏ nguồn gốc gây nên những ảo tƣởng ấy. Chủ nghĩa Mác Lênin khẳng định: muốn xóa bỏ đƣợc thiên đƣờng hƣ ảo tồn tại trong đầu óc của quần chúng thì phải từng bƣớc xây dựng đƣợc một thiên đƣờng có thật trên thế giới. Đó là một quá trình lâu dài, gắn với công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và trí tuệ cho con ngƣời. Cũng cần lƣu ý rằng, mặc dù về phƣơng diện thế giới quan thì thế giới quan duy vật và thế giới quan tôn giáo là đối lập nhau. Nhƣng quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin là không xem thƣờng hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngƣỡng hợp pháp của nhân dân, luôn tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng và không tín ngƣỡng của nhân dân. Vì vậy, khắc phục ở đây không phải là khắc phục tôn giáo nói chung, mà là khắc phục mặt tiêu cực của tôn giáo. Yếu tố tiêu cực lớn nhất là mê tín dị đoan và sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực phản động. Việc khắc phục những ảnh hƣởng tiêu cực của tôn giáo phải đƣợc tiến hành dần dần, từ từ, không đƣợc nôn nóng.
+ Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng và không tín ngƣỡng của công dân. Nguyên tắc này một mặt xuất phát từ bản chất, nguồn gốc, tính chất của tôn giáo, vào đặc điểm của sự chuyển biến tƣ tƣởng của con ngƣời là chuyển biến tự giác; mặt khác xuất phát từ bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, từ thực tế tôn giáo là vấn đề tế nhị, nhạy cảm, nếu bị xúc phạm sẽ có những phản ứng gay gắt. Nội dung của nguyên tắc này là: Bất kỳ ai cũng đƣợc hoàn toàn tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào; việc theo đạo, chuyển đạo hay bỏ đạo trong khuôn khổ quy định của pháp luật hiện hành là quyền tự do của mỗi ngƣời; Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa thừa nhận và bảo đảm cho mọi công dân có hoặc không có tín ngƣỡng, tôn giáo đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, không có sự phân biệt đối xử vì lý do tín ngƣỡng, tôn giáo; các tôn giáo đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận đều bình đẳng
136 trƣớc pháp luật; nghiêm cấm lợi dụng tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan và hoạt động chính trị phản động.
+ Thực hiện đoàn kết tôn giáo. Đoàn kết giữa những ngƣời theo với những ngƣời không theo một tôn giáo nào, đoàn kết các tôn giáo hợp pháp, chân chính, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ vì lý do tín ngƣỡng, tôn giáo. V.I.Lênin nhấn mạnh, những lời tuyên chiến ầm ĩ với chủ nghĩa duy tâm, những mệnh lệnh ngăn cấm tín ngƣỡng, tôn giáo là những hành vi dại dột, vô chính phủ, làm cho kẻ thù lợi dụng để kích động tình cảm tôn giáo của tín đồ, làm cho họ ngày càng gắn bó với tôn giáo, xa lánh, thậm chí đi đến chống lại công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đƣơng nhiên nhƣ vậy không có nghĩa là coi nhẹ việc giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học, thế giới quan duy vật cho toàn dân, trong đó có những tín đồ tôn giáo, việc làm đó góp phần nâng cao trình độ kiến thức cho toàn dân.
+ Cần phân biệt rõ hai mặt chính trị và tƣ tƣởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Đây là việc cần thiết, bởi bản thân tôn giáo nào cũng gồm hai mặt này và phân biệt để tránh hai khuynh hƣớng hữu khuynh hoặc tả khuynh trong giải quyết vấn đề tôn giáo. Thực chất của việc phân biệt mặt chính trị và mặt tƣ tƣởng trong tôn giáo là phân biệt hai mâu thuẫn tồn tại trong bản thân tôn giáo: mâu thuẫn chính trị và mâu thuẫn nhận thức. Mâu thuẫn chính trị phản ánh lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột, giữa quần chúng nhân dân lao động và những kẻ lợi dụng tôn giáo vì mục đích phản động - đây là mâu thuẫn đối kháng. Mâu thuẫn này hiện nay đƣợc biểu hiện ở việc một số phần tử phản động đội lốt tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân. Mâu thuẫn nhận thức phản ánh mâu thuẫn nội bộ giữa ngƣời có đạo và ngƣời không có đạo, giữa những ngƣời theo các tín ngƣỡng tôn giáo khác nhau - đây là mâu thuẫn không đối kháng, nó đƣợc thể hiện ở tín ngƣỡng của con ngƣời. Vì vậy, cách giải quyết hai mâu thuẫn này khác nhau. Với mâu thuẫn chính trị (mặt chính trị) phải bằng biện pháp tổng hợp: giáo dục, thuyết phục, hành chính, mệnh lệnh, cƣỡng chế, thậm chí cả bạo lực khi việc lợi dụng tôn giáo vì mục đích chính trị rõ ràng. Với mâu thuẫn nhận thức (mặt tƣ tƣởng) phải kiên trì, lâu dài, gắn với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào có tín ngƣỡng.
+ Phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không giống nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt. Vì vậy, cần có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo, nhƣ V.I.Lênin đã nhắc nhở “ngƣời mácxít phải biết chú ý đến toàn bộ tình hình cụ thể”55. Trên cơ sở những quan điểm chung ấy, căn cứ vào tình hình tôn giáo thực tế mà các Đảng cộng sản xây dựng, hoạch định chính sách tôn giáo phù hợp để giải quyết đúng đắn vấn đề tôn giáo ở nƣớc mình.
Câu hỏi ôn tập chương 8
1. Đặc trƣng, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa?
55 V.I.Lênin: Toàn tập, 1979, t.17, tr.518
137 2. Tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa?
3. Dân chủ là gì? Những đặc trƣng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa? 4. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa?
5. Những đặc trƣng của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa?
6. Trình bày tính tất yếu và những nội dung cơ bản trong xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa?
7. Dân tộc là gì? Nội dung Cƣơng lĩnh Dân tộc của chủ nghĩa Mác -Lênin? 8. Phân tích bản chất, nguồn gốc của tôn giáo?
9. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội? Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo?
Vấn đề thảo luận
Vai trò của nhà nƣớc trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, phƣơng hƣớng cải cách nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay.
Tài liệu tham khảo
1. Chƣơng trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênnin do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo - Giáo trìnhNhững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2009.
3. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ( tài liệu phục vụ dạy và học chƣơng trình các môn Lý luận chính trị trong các trƣờng đại học, cao đẳng) - Nhà xuất bản Đại học kinh tê quốc dân, 2008.
4. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học do Bộ giáo dục đào tạo biên soạn (dùng cho khối không chuyên kinh tế và quản trị kinh doanh), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2008.
5. Hỏi đáp về Chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội 2008
Tài liệu đọc thêm
1. Mác – Ăngghen: Toàn tập , NXB chính trị quốc gia, năm 2004. t4, 9, 12, 19, 20, 23.
2. V.I.Lênin: Toàn tập, NXB chính trị quốc gia, năm 2004. T17, 23, 25, 33, 38, 39, 41, 44. 3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, VII, VIII, IX
138 CHƢƠNG 9
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
Mục đích yêu cầu
- Hiểu đƣợc hệ thống xã hội chủ nghĩa đã có ảnh hƣởng to lớn đến đời sống chính trị thế giới. Chủ nghĩa xã hội trở thành chỗ dựa của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào bảo vệ hoà bình thế giới.
- Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội không thể là tất yếu lịch sử, tình hình thế giới đang vận động rất phức tạp, dù phải trải qua những bƣớc quanh co phức tạp nhƣng loài ngƣời nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, đó cũng chính là quy luật vận động khách quan của lịch sử.
- Xây dựng niềm tin vào con đƣờng phát triển của đất nƣớc.
9.1. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC
9.1.1. Cách mạng tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên trên thế giới