Những biểu hiện mới trong cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 82 - 83)

c) Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản

6.3.2. Những biểu hiện mới trong cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

nước.

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc có những biểu hiện mới sau đây:

- Tỷ trọng của kinh tế thuộc nhà nƣớc trong nền kinh tế quốc dân đƣợc nâng lên rõ rệt, nó vừa bao gồm các xí nghiệp thuộc nhà nƣớc trong các ngành sản xuất vật chất, vừa bao gồm các tổ chức tài chính thuộc ngân hàng, ngành kinh tế thứ ba ( dịch vụ), cùng những công trình cơ sở hạ tầng xã hội mới xây dựng do nhà nƣớc tƣ bản chủ nghĩa đầu tƣ.

- Kinh tế thuộc nhà nƣớc và tƣ nhân kết hợp tăng lên mạnh mẽ.

Năm 1979, trong 40 công ty công nghiệp lớn nhất của Tây Âu có 7 công ty hỗn hợp vốn giữa nhà nƣớc và tƣ nhân, trong đó vốn nhà nƣớc chiếm khoảng một nửa. Trong công ty dầu lửa của Mỹ, cổ phần do Chính phủ nắm là 46 %. ở Cộng hoà Liên bang Đức đã có 1000 xí nghiệp thuộc nhà nƣớc và tƣ nhân kết hợp.

- Chi tiêu tài chính của các nhà tƣ bản phát triển dùng để điều tiết quá trình tái sản xuất xã hội tăng lên nhiều. Trƣớc Chiến tranh thế giới thứ nhất, khoản chi phí này chiếm khoảng 10% tỷ trọng tổng giá trị sản phẩm quốc dân. Đến đầu những năm 80, khoản chi phí này đã chiếm hơn 30%, cá biệt có nƣớc vƣợt quá 50%.

- Phƣơng thức điều tiết của nhà nƣớc linh hoạt, mềm dẻo hơn với phạm vi rộng hơn.

Phƣơng thức điều tiết của nhà nƣớc cũng thay đổi một cách linh hoạt, mềm dẻo hơn hết, kết hợp điều tiết tình thế với điều tiết dài hạn. Các công cụ và phạm vi điều tiết của nhà nƣớc cũng đa dạng và mở rộng hơn:

87

+ Điều tiết bằng chương trình và kế hoạch. Thí dụ chi ngân sách đƣợc thực hiện theo các chƣơng trình kinh tế – xã hội trung hạn và dài hạn nhƣ chƣơng trình phục hồi kinh tế, chƣơng trình phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, chƣơng trình cải biến cơ cấu kinh tế, chƣơng trình phát triển kết cấu hạ tầng.

+ Điều tiết cơ cấu kinh tế bằng quan hệ thị trƣờng thông qua hợp đồng, đồng thời hỗ trợ những ngành truyền thống cần đƣợc tiếp tục duy trì và những ngành mũi nhon với công nghệ cao. Nhƣ vây, nhu cầu của nhà nứơc đã trở thành một công cụ tác động vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách chủ động.

+ Điều tiết tiến bộ khoa học và công nghệ bằng tăng chi ngân sách cho nghiên cứu và phát triển ( Recearch and Development - R & D) tăng tài trợ cho nghiên cứu ứng dụng của các công ty tƣ nhân, đề xuất những hƣớng ƣu tiên nghiên cứu khoa học hoặc mua công nghệ của nƣớc ngoài.

+ Điều tiết thị trường lao động. Việc ứng dụng các thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ vào sản xuất và thay đổi cơ cấu kinh tế thích ứng với công nghệ mới trong chế độ tƣ bản chủ nghĩa tất yếu dẫn đến tăng số ngƣời thất nghiệp. Vì vậy, để xoa dịu mâu thuẫn giữa tƣ bản và lao động, nhà nƣớc tƣ bản phải điều tiết thị trƣờng lao động.

+ Điều tiết thị trường tài chính, tiền tệ, chống lạm phát, điều tiết giá cả.

+ Điều tiết các quan hệ kinh tế đối ngoại, hệ thống tài chính – tiền tệ quốc tế…

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)