Cách mạng Tháng Mƣời thành công, nhà nƣớc Xôviết - chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động - đƣợc thành lập. Nƣớc Nga trở thành nƣớc đầu tiên đi lên chủ nghĩa xã hội trong vòng vây thù địch của chủ nghĩa đế quốc. Trong tình hình không có bất cứ kinh nghiệm nào có thể noi theo, Đảng Bônsêvích và nhà nƣớc Xôviết chỉ có thể căn cứ vào ý tƣởng của Mác về xã hội chủ nghĩa tƣơng lai và tình hình nƣớc Nga lúc bấy giờ mà tìm kiếm phƣơng thức xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Pháp lệnh đầu tiên của chính quyền Xôviết ban hành là hoà bình nhằm rút ra khỏi chiến tranh đế quốc chủ nghĩa và ruộng đất nhằm xoá bỏ chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ. Đầu năm 1918, V.I.Lênin viết tác phẩm Những nhiệm vụ trƣớc mắt của chính quyền Xôviết, đặt ra những nhiệm vụ nhằm “tổ chức và quản lí nƣớc Nga” chủ trƣơng thông qua chủ nghĩa tƣ bản quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhƣng sự can thiệp vũ trang của các nƣớc đế quốc và cuộc phản loạn phản cách mạng trong nƣớc buộc nhà nƣớc Xôviết phải thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến” (1918-1920). ở thời ầy này, mô hình chủ nghĩa xã hội phát triển theo hƣớng lấy quốc hữu hoá tƣ liệu sản xuất làm cơ sở, mà đặc trƣng là thể chế kế hoạch và phân phối nhà nƣớc tập trung cao độ, mọi quyền lực tập trung vào trung ƣơng. Nhà nƣớc trƣng thu không bồi thƣờng lƣơng thực của nông dân, xoá bỏ thị trƣờng, cấm trao đổi hàng hoá và hoạt động buôn bán, thực hiện chế độ tem phiếu cung cấp v.v. Mặc dù thể chế này có ý nghĩa với thắng lợi nội chiến nhƣng nó đã cản trở sự phát triển sản xuất, phá hoại liên minh công nông, đe doạ sự tồn tại của nhà nƣớc Xôviết.
Mùa xuân năm 1921, chiến tranh và nội chiến kết thúc, V.I.Lênin tỉnh táo đánh giá tình hình đã thay đổi, uốn nắn những sai lầm nóng vội, kịp thời chuyển Chính sách cộng sản thời chiến sang chính sách Kinh tế mới; từ bỏ tiến thẳng, lựa chọn biện pháp đi vòng lên chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ hiện trạng kinh tế nƣớc Nga lạc hậu, VI. Lênin chủ trƣơng cho phép bộ phận kinh tế tƣ bản chủ nghĩa phát triển, thu hút vốn nƣớc ngoài, thực hiện chế độ tô nhƣợng và cho thuê, để chủ nghĩa xã hội
140 có thể đƣợc học hỏi thông qua cạnh tranh thị trƣờng hàng hoá, qua đó có thể học tập kế thừa không chỉ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh mà còn là kinh nghiệm quản lý kinh tế, quản lý nhà nƣớc. Nhà nƣớc công nông phải nhanh chóng đuổi kịp làn sóng cách mạng kỹ thuật mới của thế giới. ở thời kỳ này, VI.Lênin cũng rất quan tâm đến việc xây dựng bộ máy nhà nƣớc. Năm năm sau cách mạng Tháng Mƣời, V.I.Lênin cảm nhận rằng “những cơ quan này chỉ luôn tô điểm bề ngoài, còn các mặt khác xem ra vẫn là một số cơ quan nhà nƣớc kiểu cũ điển hình nhất”. Bộ máy nhà nƣớc tập quyền nặng nề, bệnh quan liêu nảy nở vì thế cần có sự thay đổi, V.I.Lênin đã đề ra hàng loạt biện pháp phân quyền, phát huy dân chủ v.v trong cơ quan nhà nƣớc, trong mối quan hệ giữa Đảng và các cơ quan nhà nƣớc. Điều này chứng tỏ V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích đã cố gắng kết hợp thực tiễn để vận dụng chủ nghĩa Mác nhằm không ngừng củng cố và hoàn thiện chính quyền nhà nƣớc, đảm bảo cho việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Sau khi V.I.Lênin mất, Chính sách Kinh tế mới không đƣợc quán triệt thực hiện đầy đủ trên thực tế; từ năm 1930 dƣới sự lãnh đạo của Stalin, Liênxô chủ trƣơng đẩy nhanh quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đẩy nhanh quá trình tập thể hoá nông nghiệp toàn diện. Cũng thời gian này, sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới đến gần. Trong bối cảnh đó phải làm sao nhanh chóng biến nƣớc Nga lạc hậu thành nƣớc công nghiệp, vừa để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, xoá bỏ nghèo nàn lạc hậu, vừa để chuẩn bị đối phó với nguy cơ chiến tranh. Để giải quyết nhiệm vụ đó nhà nƣớc Xôviết không thể không áp dụng cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Cơ chế đó có điều kiện tập trung phần lớn nhân lực, vật lực và thực tế đã làm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liênxô đạt đƣợc những thành tựu quan trọng; chỉ trong một thời gian ngắn thông qua ba kế hoạch 5 năm, Liênxô đã thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá, tập thể hoá và cơ giới hoá nông nghiệp. Công hữu hoá và kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân đã làm cho Liênxô từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu trở thành nƣớc công nghiệp tiên tiến, đƣa Liênxô từ vị trí thứ 5 trong nền kinh tế thế giới trƣớc cách mạng (sau Mỹ, Anh, Pháp, Đức) nhảy vọt lên đứng thứ 2 (sau Mỹ). ở trong nƣớc, Liênxô đã xoá bỏ kinh tế tƣ hữu và giai cấp bóc lột, cải tạo kinh tế cá thể của nông dân thành kinh tế tập thể, đời sống của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc đƣợc cải thiện và nâng cao, bộ mặt xã hội đã có những thay đổi to lớn. Thực tiễn xã hội tỏ rõ tính ƣu việt hơn hẳn chủ nghĩa tƣ bản. Ngƣợc lại, thế giới tƣ bản chủ nghĩa sau khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 đƣợc phục hồi đôi chút, năm 1937 lại rơi vào khủng hoảng kinh tế mới làm cho những mâu thuẫn của chủ nghĩa tƣ bản bộc lộ gay gắt cuối cùng nổ ra chiến tranh thế giới thứ hai. Trong bối cảnh đó, Liênxô, nhờ những thành tựu kinh tế mà sức mạnh tổng hợp của đất nƣớc đƣợc tăng cƣờng, đã góp phần quyết định vào việc chiến thắng chủ nghĩa phát xít, cứu loài ngƣời khỏi thảm hoạ trong chiến tranh thế giới thứ hai và nâng cao uy tín của chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
9.1.2. Sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó