Khái niệm văn hoá và nền văn hoá

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 118 - 119)

Khái niệm văn hoá. Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình. Văn hoá là biểu hiện của trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.Để tìm hiểu cội nguồn của văn hoá phải đặt nó trong quá trình hình thành loài ngƣời. Toàn bộ ý kiến của Ph.Ăngghen về nguồn gốc loài ngƣời đƣợc trình bày trong bài Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vƣợn thành ngƣời, là một phần trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên. Tƣ tƣởng chủ đạo trong suốt bài viết của ông là “lao động đã sáng tạo ra bản thân con ngƣời”41. Nhƣng lao động ở đây không chỉ là lao động chân tay thuần tuý mà chủ yếu là lao động sáng tạo. Ph. Ăngghen so sánh phƣơng thức kiếm sống của loài vƣợn với lao động của xã hội loài ngƣời, “Đàn vƣợn chỉ biết ăn hết sạch lƣơng thực sẵn có trong khu vực mà điều kiện địa lý hoặc là sự kháng cự của đàn vƣợn bên cạnh đã hạn định cho chúng”42

. Nói cách khác, loài vƣợn không biết tự tạo ra thức ăn cho mình mà chỉ ăn những thứ có sẵn trong tự nhiên. Ph.Ăngghen gọi phƣơng thức kiếm ăn của loài vƣợn là “kinh tế chiếm đoạt”. Ông nhận định “Nhƣng tất cả những cái đó vẫn chƣa phải là lao động, theo đúng ý nghĩa của nó. Lao động bắt đầu với việc chế tạo ra công cụ”43, nhƣ vậy, chính lao động sáng tạo mới là động lực chính tác động vào quá trình chuyển biến từ vƣợn thành ngƣời và đó cũng là cội nguồn của văn hoá, hay có thể nói, lao động sáng tạo là bản chất của văn hóa.

Lao động sáng tạo của con ngƣời thể hiện ở cả hai lĩnh vực sản xuất cơ bản của xã hội (sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần). Vì vậy, văn hoá theo nghĩa rộng gồm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Trong đó, văn hoá vật chất là năng lực sáng tạo của con ngƣời đƣợc thể hiện và kết tinh trong sản phẩm vật chất; văn hoá tinh thần là tổng thể các tƣ tƣởng, lý luận và giá trị đƣợc sáng tạo ra trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con ngƣời. Đây là nghĩa hẹp của khái niệm văn hoá.

Từ sự phân tích trên, khi tìm hiểu khái niệm văn hoá cần lƣu ý:

+ Văn hoá là sáng tạo của con ngƣời, thuộc về con ngƣời, những gì không do con ngƣời làm nên không thuộc về khái niệm văn hoá. Do vậy, văn hoá là đặc trƣng căn bản phân biệt con ngƣời với động vật, đồng thời cũng là tiêu chí căn bản phân biệt sản phẩm nhân tạo với sản phẩm tự nhiên.

41 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, 2004, t.20, tr.641 42 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, 2004, t.20, tr.647 43 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, 2004, t.20, tr.648 PTIT

123 + Văn hoá xuất hiện là do sự thích nghi một cách chủ động và có ý thức của con ngƣời với tự nhiên, là sự thích nghi có sáng tạo, phù hợp với chân, thiện, mỹ, nên văn hoá cũng là kết quả của sự thích nghi ấy.

+ Văn hoá bao gồm cả những sản phẩm vật chất và tinh thần, chứ không chỉ riêng có tinh thần mà thôi.

+ Với tƣ cách là hoạt động tinh thần, thuộc về ý thức con ngƣời, nên sự phát triển của văn hoá bao giờ cũng chịu sự quy định của cơ sở kinh tế, chính trị của một xã hội nhất định. Chính vì vậy, văn hoá trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng mang tính giai cấp.

Nói đến văn hoá là nói đến khía cạnh ý thức hệ của văn hoá, tính giai cấp của văn hoá và trên cơ sở đó hiểu rõ sự vận động của văn hoá trong xã hội có giai cấp. Với cách tiếp cận nhƣ vậy có thể hiểu: Nền văn hoá là biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất của văn hoá, đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế – chính trị của mỗi thời kỳ lịch sử, trong đó ý thức hệ của giai cấp thống trị chi phối phƣơng hƣớng phát triển và quyết định hệ thống các chính sách, pháp luật quản lý các hoạt động văn hoá.

Nếu kinh tế là cơ sở vật chất của nền văn hoá, thì chính trị là yếu tố quy định khuynh hƣớng phát triển của một nền văn hoá. Nền văn hoá của bất cứ thời kỳ nào của lịch sử cũng đồng thời có sự kế thừa, sử dụng những di sản của quá khứ và sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới trên cơ sở hệ tƣ tƣởng của giai cấp cầm quyền. Vì vậy, bất kỳ nền văn hoá nào trong xã hội có giai cấp cũng đều mang dấu ấn của giai cấp thống trị xã hội đó.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN (HỌC PHẦN II) (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)