*Điều kiện của hành động ngơn từ có hiệu quả
Để những hành động ngơn từ thực hiện đƣợc thành cơng cịn cần những điều kiện thích dụng (feclicity condition). Điều kiện thích dụng là những hồn cảnh thích hợp để thực hiện một hành động ngôn từ đƣợc thừa nhận là đúng với dụng ý. Austin và Searle đã nói đến những điều kiện sau:
Điều kiện chung (General condition) đối với những ngƣời tham gia giao tiếp là họ phải hiểu ngôn ngữ đang sử dụng, hoặc khơng đóng kịch hoặc nói chơi.
Điều kiện nội dung (content condition) quy định những điều kiện cần thiết, cụ thể cho việc thực hiện hành động ngôn từ.
Điều kiện ban đầu (Preparatory condition) quy định những gì liên quan đến sự cần thiết để hành động ngôn từ đƣợc thực hiện.
Điều kiện chân thực (sincerity condition) là điều kiện quy định ngƣời nói phải chân thành trong nội dung phát ngôn.
Điều kiện thiết yếu (essential condition) quy định trách nhiệm và sự ràng buộc của ngƣời nói. Khi hứa hẹn bằng lời, ngƣời nói đã gắn vào mình trách nhiệm thực
Loại hành động ngôn từ
Hƣớng khớp ghép S = ngƣời nói
X = tình huống
Tun bố từ làm thay đổi thế giới S gây ra X Biểu hiện làm cho từ khớp ghép vào thế giới S tin X Điều khiển làm cho thế giới khớp ghép vào từ S muốn X Biểu cảm làm cho từ khớp ghép vào thế giới S cảm nhận X Cam kết làm cho thế giới khớp ghép vào từ S chủ định X
hiện lời hứa. Khi ra lệnh, trách nhiệm và sự ràng buộc lại gắn vào ngƣời nghe, nghĩa là ngƣời nghe phải thực hiện nó hoặc bị ràng buộc phải thực hiện nó.
1.2.5. Cơ sở về phân tích diễn ngơn chính trị
1.2.5.1. Diễn ngơn chính trị
Về phƣơng diện phong cách học, diễn ngơn chính trị đƣợc các nhà nghiên cứu xếp vào nhóm phong cách chính luận. Tuy vậy, do những đặc thù riêng, diễn ngơn chính trị có cả những đặc điểm của phong cách báo chí, phong cách khoa học và phong cách văn học nghệ thuật. Phong cách chính luận là phong cách đƣợc dùng để bày tỏ thái độ, quan điểm của ngƣời viết (nói) về một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội nhằm lơi kéo ngƣời đọc (nghe) về phía mình, hành động theo mình [26,194]. Các chức năng cơ bản của phong cách chính luận là: chức năng thơng tin, chức năng tác động, tuyên truyền giáo dục. Thơng tin có bao hàm mục đích tác động. Tác động trên cơ sở truyền tải thơng điệp, hay các quan điểm tƣ chính trị.
Từ mặt chức năng, diễn ngơn chính trị thuộc ngữ vực chính luận. Diễn ngơn chính trị là các kiểu loại diễn ngơn có đối tƣợng là cách thức quản lý của các tổ chức chính trị, của các nhân vật chính trị, hoặc ngƣời có tầm ảnh hƣởng với xã hội. Nó là cơng cụ quan trọng để nhà chính trị hay tổ chức chính trị theo đuổi và thực hành quyền lực. Các kiểu loại diễn ngơn thuộc nhóm này rất đa dạng, mục đích tác động của diễn ngơn đƣợc xác định rõ ràng, do đó, có nhiều cách khai thác và tiếp cận với đối tƣợng này.
1.2.5.2. Đặc trưng ngơn ngữ của diễn ngơn chính trị
- Ngơn ngữ có tính lý luận và tính biểu cảm.
Diễn ngơn chính trị thực hiện chức năng thơng báo, chứng minh và tác động. Để đảm bảo các chức năng này thì ngơn ngữ phải có tính lý luận chặt chẽ và tính truyền cảm. Các vấn đề trong chính trị ln ln phức tạp, khơng phải lúc nào cũng phân định đƣợc một cách rõ ràng đúng sai, thật giả, đâu là chân lý, đâu không phải là chân lý, chính nghĩa và phi nghĩa... Muốn làm sáng tỏ vấn đề trên, ngƣời ta phải sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, giàu tính lý luận làm cho ngƣời nhận hiểu biết đƣợc vấn đề. Qua đó thể hiện một các rõ ràng trực tiếp thái độ của tác giả đối với vấn đề đƣợc nhắc tới. Đồng thời diễn đạt một cách sinh động, có sức hấp dẫn, thuyết phục bằng cả lý trí và tình cảm.
Muốn thuyết phục ngƣời nhận thơng điệp thì cần phải giải thích, chứng minh một cách có lý lẽ, có căn cứ, dựa trên các luận điểm, luận cứ khoa học chặt chẽ. Ví dụ nhƣ lập luận chặt chẽ đầy tính thuyết phục trong Tun ngơn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ...
Diễn ngơn chính trị gây cho ngƣời đọc sự xúc động mạnh mẽ, tạo đƣợc sự lôi cuốn với ngƣời nhận. Mục đích của diễn ngơn này là lơi kéo ngƣời nhận bằng những lập luận chặt chẽ, phân tích để nhận rõ đƣợc vấn đề. Muốn đạt đƣợc mục đích ngƣời viết phải lựa chọn từ ngữ, ý tƣởng sao cho dễ hiểu, có sức thuyết phục mạnh mẽ với ngƣời nhận. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra cụ thể và rõ ràng: "Cán bộ phải chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ"; "Đồng bào Nam bộ là dân của nƣớc Việt Nam. Sơng có thể cạn núi có thể mịn, song chân lý đó khơng bao giờ thay đổi"... Cách so sánh, hay hình ảnh đƣợc Ngƣời dùng đều gắn liền với những sự vật hiện tƣợng tồn tại trong đời sống hàng ngày và dễ hiểu với ngƣời nghe nên sẽ tạo đƣợc ấn tƣợng tốt và đạt đƣợc hiệu quả cao.
- Tính thẩm mỹ cao và trong sáng
Diễn ngơn chính trị cần có lối diễn đạt, cách dùng từ ngữ trong sáng, khơng khó hiểu, tránh hết sức lối nói vịng vèo, mập mờ. Thơng điệp đƣợc truyền tải ln mang tính cơng khai, có sức gọi mở cho việc tiếp cận chân lý, đến một lý tƣởng cao đẹp. Do đó, ngơn ngữ càng cần rõ ràng trong sáng và đạt tới tính thẩm mỹ cao.
Tính thẩm mỹ cũng là một yêu cầu quan trọng trong tạo lập một diễn ngơn chính trị. Cách sử dụng từ ngữ biểu cảm, lối nói so sánh, ví von sẽ tạo đƣợc những ấn tƣợng sâu sắc, thu hút sự chú ý.
1.2.6. Diễn ngơn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh
1.2.6.1. Diễn ngơn có nội dung kêu gọi và Lời kêu gọi
*Diễn ngơn có nội dung kêu gọi là các diễn ngơn đƣợc đƣa ra với mục đích động viên, yêu cầu, cổ vũ hay khuyên bảo đối tƣợng nào đó nhằm tác động làm thay đổi hành vi, nhận thức của ngƣời nhận theo mong muốn của ngƣời kêu gọi. Lời kêu gọi là một kiểu loại của nhóm diễn ngơn này.
Ở lĩnh vực quản lý công tác tƣ tƣởng, tuyên truyền, Lời kêu gọi là một kiểu loại văn bản của tổ chức Đảng, tổ chức chính trị. Lời kêu gọi là "văn bản dùng để yêu cầu hoặc động viên mọi ngƣời thực hiện một nhiệm vụ hoặc hƣởng ứng một chủ trƣơng có ý nghĩa chính trị" [57,45]. Nó sẽ có cấu trúc và ngơn ngữ mang tính mệnh
lệnh hành chính nhiều hơn. Cách thiết lập nội dung theo khn mẫu nhất định và có tính cố định về cấu trúc nội dung. Một cách tiếp cận khác, Lời kêu gọi là một kiểu loại của phong cách chính luận. Diễn ngôn thể hiện vai của ngƣời tham gia giao tiếp trong lĩnh vực chính trị - xã hội. Ngơn ngữ đƣợc sử dụng trong những diễn ngôn này giàu yếu tố tạo hình, vừa lý trí vừa tình cảm để tăng tính thuyết phục cho ngƣời nhận. Chúng yêu cầu về những quy tắc khi viết, sự chặt chẽ trong lập luận.
Luận án không giới hạn cách hiểu hẹp về lời kêu gọi nhƣ trên. Bởi vì, diễn ngơn kêu gọi nói chung và Lời kêu gọi đƣợc khảo sát ở phạm vi của đề tài này là sản phẩm của một cá nhân hoặc tổ chức. Chúng đƣợc viết ra với nhiều tƣ cách, vị thế khác nhau: khi là Chủ tịch nƣớc, khi là ngƣời lãnh đạo cách mạng từ ngày còn sơ khai, khi chỉ với tƣ cách một ngƣời dân... Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc đƣa ra nhằm tuyên truyền, vận động cho nhân dân về hiểu biết cách mạng, về những công việc, hoạt động cần làm. Ngôn ngữ trong diễn ngơn ln đƣợc biến hóa linh hoạt, sáng tạo nhằm thuyết phục, thay đổi nhận thức, hành động của đối tƣợng đƣợc nhắc tới. Vậy, có thể nói, Lời kêu gọi là một sản phẩm ngôn từ của một cá nhân có uy tín (nhƣ nhà lãnh đạo, lãnh tụ hay ngƣời đứng đầu một dân tộc, quốc gia, cộng đồng hoặc một cá nhân có tầm ảnh hƣởng) hoặc một tổ chức đƣa ra nhằm vận động, khuyên bảo, khuyến khích, động viên hoặc yêu cầu để kêu gọi những đối tƣợng cụ thể thực hiện hành vi hoặc hành động theo mong muốn của ngƣời kêu gọi.
*Đặc trƣng của diễn ngôn kêu gọi - Ngƣời viết:
Ngƣời viết là một cá nhân cụ thể hoặc nhân danh tập thể để đƣa ra lời kêu gọi. Họ sử dụng nhiều tƣ cách hoặc vai trò khác nhau để viết nhƣ: tƣ cách cá nhân hoặc nhân danh một tổ chức, hoặc trên vị thế chính trị đang nắm giữ để đƣa ra lời kêu gọi. Vị thế ngƣời viết thƣờng đƣợc xác định cao hơn so với ngƣời nhận. Khi đƣa ra lời kêu gọi, Hồ chủ tịch ln xác định chính xác chủ đích viết để đƣa ra các thơng tin nhằm thuyết phục ngƣời nhận. Ngƣời đề ra những yêu cầu trong xử lý các mối quan hệ giữa các nhân tố trong quá trình vận hành của cơ chế giao tiếp.
- Ngƣời nhận:
Ngƣời nhận hay đối tƣợng đích mà ngƣời viết, ngƣời đƣa ra lời kêu gọi mong muốn chuyển tới có thể là một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời. Đối tƣợng đó có thể rất rộng là nhân dân thế giới, nhân dân cả nƣớc hoặc một tầng lớp cụ thể trong xã hội
nhƣ nông dân, giới công thƣơng ... hoặc tổ chức nhƣ Liên hợp quốc, Chính phủ Pháp hoặc cá nhân nhƣ thƣ gửi bà Sốtxi - Chủ tịch Hội phụ nữ Pháp. Vị thế của ngƣời nhận, ngƣời nghe thƣờng ngang hàng hoặc thấp hơn so với ngƣời viết. Trong các diễn ngôn kêu gọi, Hồ chủ tịch đặt mình ở nhiều vị trí, tƣ cách khác nhau, có lúc ở vị thế cao (chủ tịch nƣớc), nhƣng thƣờng là đặt ngang hàng hoặc thấp hơn với ngƣời nhận để đƣa ra thông điệp. Ngƣời nhận tiếp nhận thông tin một cách gián tiếp qua các văn bản hoặc qua các phƣơng tiện tuyên truyền hoặc trực tiếp khi Hồ chủ tịch đọc.
- Mối quan hệ trong diễn ngôn kêu gọi
Mối quan hệ giữa ngƣời viết và ngƣời nhận thông điệp kêu gọi đƣợc xây dựng hay xác lập một cách thân thiện và gần gũi nhất. Hồ chủ tịch thƣờng chủ động kéo đối tƣợng nhận thông điệp lại gần với mình, rút ngắn khoảng cách trong giao tiếp. Vì thế, diễn ngôn của Ngƣời rất đơn giản, nhẹ nhàng, dễ hiểu và cho ngƣời nghe một cảm giác gần gũi. Quan hệ đƣợc thiết lập trong diễn ngơn có thế căn cứ vào cách xƣng hô. Quan hệ giữa chủ tịch nƣớc với ngƣời dân; những ngƣời bạn với nhau nhƣ ngƣời bạn già khi gửi cho các cụ phụ lão; ngƣời bạn, đồng chí cùng lý tƣởng cùng chiến tuyến; quan hệ của ngƣời lớn với ngƣời ít tuổi hơn ...
- Bối cảnh xã hội ra lời kêu gọi
Bối cảnh xã hội của các diễn ngôn kêu gọi rất đặc biệt, không giống với bối cảnh của các diễn ngơn báo chí hay diễn ngơn văn học. Nó ra đời khi xã hội hay cộng đồng hay đất nƣớc phải đối mặt với tình thế địi hỏi cần có những hành động vì lợi ích chung. Diễn ngơn kêu gọi đƣợc truyền tải qua các phƣơng tiện truyền thơng nhƣ đài phát thanh, báo chí hoặc gửi tới ngƣời nhận.
Diễn ngơn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc ra đời trong những tình huống đặc biệt của đất nƣớc. Tƣ liệu mà luận án khảo sát trải dài suốt qng đời hoạt động chính trị với vai trị là ngƣời lãnh đạo, ngƣời có vị thế cao nhất trong hệ thống tổ chức của Hồ chủ tịch. Vì thế mà bối cảnh hay ngữ cảnh xã hội của các diễn ngôn rất đa dạng và phong phú. Bối cảnh xã hội để đƣa ra lời kêu gọi có thể chia theo mốc thời gian, giai đoạn biến động của lịch sử xã hội nhƣ: Giai đoạn trƣớc cách mạng 1941 – 1945; giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954; giai đoạn Nam Bắc chia hai 1954 – 1969.
Từ những dẫn giải và phân tích lý thuyết ở trên, luận án nhận thấy diễn ngơn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn cịn là mảnh đất rộng để tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng trên nhiều lĩnh vực nhƣ truyền thông, quan hệ công chúng, giao tiếp ...
1.2.6.2. Nhận diện và phân loại diễn ngơn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Diễn ngơn có nội dung kêu gọi (viết tắt là diễn ngôn kêu gọi) của Chủ tịch Hồ Chí Minh là diễn ngơn của cá nhân, một cá nhân đặc biệt. Vì vậy, nó có những đặc trƣng riêng và mang phong cách ngôn ngữ cá nhân. Lời kêu gọi và các diễn ngơn có chức năng kêu gọi của Hồ chủ tịch thuộc vào loại diễn ngơn chính trị xét về chức năng diễn ngôn. Theo Diệp Quang Ban, chúng thuộc loại văn bản điều khiển. Luận án xếp chúng vào loại diễn ngơn chính trị.
Để thuận lợi trong việc phân tích các diễn ngơn, luận án xác định một số tiêu chí để nhận diện diễn ngơn có nội dụng kêu gọi nhƣ sau: Mục đích tác động của diễn ngơn; Cấu trúc điển hình của diễn ngơn kêu gọi; Nội dung của diễn ngôn; Hành động ngơn từ có đích kêu gọi; Ngữ cảnh tình huống; Vị thế giao tiếp của ngƣời gửi.
Nhằm xác định đối tƣợng nghiên cứu phù hợp, luận án xem xét và khảo sát tất cả các diễn ngơn có yếu tố kêu gọi. Tuy nhiên trong giới hạn của phạm vi nghiên cứu, luận án tập trung vào khảo sát những diễn ngơn thể hiện rõ tính kêu gọi hoặc có chức năng kêu gọi và xác định Lời kêu gọi là đối tƣợng trung tâm để khảo cứu. Những bức thƣ có sự rõ ràng về nội dung kêu gọi cũng đƣợc coi là đối tƣợng khảo sát. Những bức thƣ chỉ mang tính thể hiện sự mong muốn và hàm chứa hành động kêu gọi thì luận án không lựa chọn khảo sát trong nghiên cứu này nhằm tập trung sự phân tích, đặt trọng tâm vào tính tác động, lơi cuốn của loại diễn ngôn này.
Diễn ngơn có nội dung kêu gọi mà luận án phân tích thu đƣợc từ kết quả khảo sát tƣ liệu trên các bộ tài liệu đã xuất bản và các cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát cho thấy số lƣợng diễn ngơn có chứa đựng nội dung kêu gọi chiếm số lƣợng khá lớn trong tổng số sản phẩm ngôn ngữ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Với các tiêu chí nhận diện trên, luận án xác định đƣợc ba nhóm diễn ngơn cụ thể dựa theo cách đặt tên loại diễn ngơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tiến hành khảo sát, thu thập và xử lý tƣ liệu. Đó là các nhóm diễn ngơn: Lời kêu gọi, Thƣ tín và các diễn ngơn có tên gọi khác. Luận án khảo sát tất cả các diễn ngơn có chức năng kêu
gọi dƣới mọi tiêu đề khác nhau. Do đó diễn ngơn nào đáp ứng đủ các tiêu chí trên đều đƣợc lựa chọn. Vì thế, những diễn ngơn có tiêu đề khơng giống nhau ở cấu tạo, có số lƣợng ít đƣợc tập hợp vào một nhóm. Nhóm này gọi chung là diễn ngơn có tên loại khác để phân biệt với nhóm Lời kêu gọi và nhóm thƣ tín. Luận án đã lựa chọn và phân tích 152 diễn ngơn có nội dung kêu gọi, trong đó 74 diễn ngơn Lời kêu gọi, 56 diễn ngơn thƣ tín và 22 diễn ngơn có tên gọi khác. Chúng phù hợp với các tiêu chí và mục đích khảo sát của luận án.
Các cơng trình nghiên cứu về văn bản/diễn ngơn "Lời kêu gọi" của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đƣợc thực hiện trên các phƣơng diện về lý thuyết và thực tiễn. Trong phạm vi đề tài này, luận án đề cập tới vấn đề rộng hơn kiểu loại diễn ngôn "Lời kêu gọi" đã đƣợc khảo cứu từ nhiều năm qua. Đó là những diễn ngơn có chứa